Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách bừa bãi và không có kiểm soát có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiệm trọng.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang chuyển dần sang phương thức chăn nuôi công nghiệp. Xu hướng này đã và đang gây ô nhiễm môi trường, làm diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.
Do đó, kháng sinh được xem là loại thuốc thú y không thể thiếu trong phương thức chăn nuôi này. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách tràn lan gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
Trong hơn 30 năm trở lại đây, thế giới chưa phát minh thêm được 1 loại kháng sinh mới nào. Việc này có thể khiến loài người sẽ phải đối mặt với nguy cơ không có thuốc điều trị cho các loại nhiễm trùng thông thường.
Các tiến bộ khoa học trong việc cấy ghép tạng sẽ không thể áp dụng được khi nguy cơ nhiễm trùng đe dọa quá cao tới tính mạng con người, các ca phẫu thuật sẽ phải đặt bên lề địa ngục với 1 bên là sự sống và một bên là cái chết bởi hiện tượng kháng kháng sinh đang là một vấn nạn vô cùng to lớn đang xảy ra xung quanh chúng ta..
Nếu chẳng may phải phẫu thuật thì giá cược chúng ta sẽ phải bỏ ra một cái giá cược cho sự hồi phục bệnh là quá lớn, đó chính là tính mạng của chúng ta.
1. Kháng sinh là gì?
Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Bao gồm: kháng sinh phổ rộng (có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn) và kháng sinh phổ hẹp (tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định).
2. Mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Kháng sinh sử dụng với 3 mục đích:
- Trị bệnh
- Phòng bệnh
- Kích thích tăng trưởng
Bổ sung kháng sinh liều thấp vào thức ăn, nước uống giúp diệt vi khuẩn có hại, giảm chi phí thức ăn, tăng khả năng hấp thụ, giúp vật nuôi tăng trưởng đã từng được cho là giải pháp tốt.
Nhưng hiện nay nhiều nước trên thế giới đã hạn chế hoặc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vì những tác động tiêu cực của nó.
3. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Theo thống kê, có 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc và không được quản lý chặt chẽ trên thị trường trong đó có cả kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng.
Tỉ lệ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Tình trạng kháng kháng sinh đang được xem là vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam thuộc “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới”.
Con người đã gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ở cả 2 khía cạnh: trực tiếp và gián tiếp.
Trực tiếp:
- Việc sử dụng thuốc tây, đặc biệt là kháng sinh để tự điều trị một cách tràn lan vô tội vạ.
- Việc kê đơn kháng sinh một cách bừa bãi của các bác sỹ: bắt nguồn từ tâm lý muốn nhanh khỏi của người bệnh.
- Việc quản lý của các cơ quan nhà nước: để cho việc mua kháng sinh dễ như mua rau ngoài chợ.
Gián tiếp:
- Sử dụng kháng sinh điều trị cho người cho vật nuôi với tư duy: thuốc của người chắc chắn là thuốc thật, nếu không người uống lăn quay ra thì các đơn vị sản xuất sẽ bị phạt.
- Các chủ trang trại tự ngồi họp với nhau đánh giá bệnh trên vật nuôi, tự kê đơn, tính toán liều lượng dựa trên thông tin cân nặng khi điều trị cho người.
- Các chủ tiệm thuốc tây ham lợi nhuận lấn sân bán thuốc tây cho người về điều trị cho vật: vì khi dùng cho vật nuôi, số lượng dùng mỗi lần thường lớn sẽ giúp họ kiếm được nhiều lời.
- Việc sử dụng thuốc tân dược bừa bãi như vậy sẽ dẫn đến dư lượng kháng sinh trong thịt của vật nuôi lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những người ăn loại thịt này. Ngoài ra nó còn làm cho các vi khuẩn gây hại tồn tại trong môi trường đó có cơ hội quen dần với loại kháng sinh đó, hệ miễn dịch của nó sẽ dần dần tự đề kháng được và cuối cùng kháng sinh sẽ không thể tiêu diệt được nó nữa.
Việc cấp bách bây giờ là cần phải sử dụng kháng sinh một cách có kiểm soát. Đối với ngành thức ăn chăn nuôi, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết quả đánh giá sơ bộ về berberin.
Đây là một chiết xuất từ cây Hoàng Liên, Hoàng Đằng, Vàng Đắng) có thể thay thế các loại thuốc tân dược trong điều trị bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi. Nó được coi như một loại kháng sinh tự nhiên với nhiều tác dụng ưu việt:
- Cho kết quả điều trị tốt đối với các bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đi phân trắng của tôm, cá và các vật nuôi khác, giúp tỷ lệ sống và sinh trưởng sau khi thả giống cao.
- Tồn dư Berberin trong vật nuôi là không có sau khi ngừng sử dụng từ 3-7 ngày.
- Có trách nhiệm cao với cộng đồng giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc tân dược (kháng sinh) ở vật nuôi, góp phần làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh ở các vi khuẩn có hại gây bệnh cho người và động vật, bảo vệ sức khỏe con người.
4. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gây ảnh hưởng như thế nào?
4.1. Gây lãng phí
Nhiều bệnh do virus gây ra thì không cần điều trị bằng kháng sinh, dùng kháng sinh trong trường hợp này không có tác dụng, vừa làm cơ thể vật nuôi sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc vừa gây lãng phí.
Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi bừa bãi thì vật nuôi sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
4.2. Tăng khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn
Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
Mối nguy hiểm chính của sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan là làm tăng khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc gây hậu quả to lớn cho toàn xã hội.
Hàng năm có khoảng 000 người tại Mỹ và châu Âu chết do kháng kháng sinh. Tại Thái Lan có đến 100 người chết do kháng kháng sinh mỗi ngày.
4.3. Tăng khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn
Tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi mà còn đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng chúng. Mỗi loại sẽ có các ảnh hưởng khác nhau như dị ứng đối với người nhạy cảm kháng sinh; đồng tính luyến ái nếu thực phẩm chứa các kháng sinh tăng trọng như Tetracyclin hoặc gây ung thư, các bệnh nghiêm trọng khác.
Điển hình có Cloramphenicol là loại kháng sinh cấm sử dụng do gây thiếu máu suy tủy, ở những cá thể đặc ứng do di truyền có thể dẫn đến tử vong.
Tác hại của kháng sinh trong chăn nuôi là rất lớn, người tiêu dùng không thể nhận biết thực phẩm tồn dư kháng sinh bằng mắt thường. Điều này có thể gây ra những bệnh mới nổi.
Tại Mỹ đã xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh. Người đại diện WHO tại Việt Nam – Bác sĩ Lokky Wai đưa ra khuyến cáo: “Khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng thì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể gây tử vong”.
Năm 2018, Việt Nam đã dừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với mục đích sinh trưởng; chỉ cho phép sử dụng trong sản xuất con giống. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ dừng hẳn sử dụng kháng sinh trongchăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã và đang diễn ra hết sức phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh cơ quan chức năng còn cần sự chung tay của mỗi cán bộ y tế, mỗi người dân, người chăn nuôi và toàn thể cộng đồng.
5. Quản lý sử dụng và phòng chống kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản
Chiều 2/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020…
Với nguồn tài chính từ USAID, kế hoạch này được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của FAO nhằm định hướng cho các hoạt động ngành nông nghiệp, các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời bổ sung cho Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc của Bộ Y tế giai đoạn 2013 – 2020.
Kế hoạch hành động quốc gia này sẽ góp phần giảm thiểu các nguy cơ kháng thuốc cho cộng đồng liên quan tới việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
Kế hoạch hành động quốc gia có 5 mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Rà soát, sửa đổi và thi hành các quy định và chính sách liên quan đến kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản;
- Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và nguy cơ về sự hình thành kháng kháng sinh cho cán bộ kỹ thuật, người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, cho nông dân và người tiêu dùng;
- Thực hiện các thực hành tốt trong khám chữa bệnh, thực hành tốt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực hành tốt trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;
- Giám sát sử dụng kháng sinh, kháng sinh tồn dư và kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;
- Tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác liên ngành về quản lý kháng kháng sinh.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, tại Việt Nam, tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi chưa được giám sát chặt chẽ, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn và gia cầm.
Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ gây hậu quả kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm mà người tiêu dùng sử dụng, tiềm ần nhiều rủi ro…
“Để triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn coi trọng tầm quan trọng của các hành động phối hợp không chỉ giữa các đơn vị trực thuộc Bộ mà còn sự phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND các tỉnh.
Chúng tôi kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và khu vực tư nhân tham gia nỗ lực giảm thiểu sử dụng kháng sinh và ngăn ngừa các mối đe doạ kháng kháng sinh” – Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay.
Ông Craig Hart, Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam nói: “Việc khởi động Kế hoạch hành động là một bước đi rất quan trọng, nhưng sự thành công của nó phụ thuộc vào việc tuân thủ và thực thi pháp luật khi cần thiết. Các hành động cần phải dựa trên bằng chứng tốt nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế.”
“Kháng kháng sinh đe doạ đến sức khoẻ và sinh kế của người dân Việt Nam, đe doạ tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp và thực phẩm cũng như môi trường.
Người chăn nuôi, bác sĩ thú y và người bán thuốc thú y cần chia sẻ trách nhiệm bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm hơn, tìm ra các giải pháp thay thế để duy trì sức khoẻ và năng suất chăn nuôi như cải thiện an toàn sinh học và các thực hành trong chăn nuôi”- ông JongHa Bae, Trưởng đại diện FAO nêu rõ.
Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc trong gia súc, gia cầm, thủy sản và sản phẩm động vật.
Việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn, việc trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà không được giám sát về chuyên môn cho thấy thuốc kháng sinh được sử dụng thiếu trách nhiệm ở Việt Nam, đây là vấn đề đáng lo ngại.
7. Chông gai loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi
Vừa qua, tại Hội thảo thống nhất một số nội dung của Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết đã có lộ trình dần bỏ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và sẽ kết thúc vào năm 2025.
Năm 2019, ngoài việc tổn thất do ASF, ngành chăn nuôi đều có sự tăng trưởng ấn tượng. Ngoài sản lượng thịt heo giảm trên 16,8%, hầu hết các loại vật nuôi đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2018, trong đó thịt trâu tăng 3,1%; thịt bò tăng 4,2%; thịt gia cầm tăng 16,5%; trứng tăng 13,7%
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu vào thị trường thế giới, Cục Chăn nuôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa việc loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết có lộ trình dần bỏ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và sẽ kết thúc vào năm 2025. Theo lộ trình này, ngay trong năm 2020, Việt Nam sẽ kết thúc việc sử dụng nhóm kháng sinh cực kỳ quan trọng (theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và ngành y tế Việt Nam) và liên tục các năm sau đó sẽ chấm dứt sử dụng các nhóm kháng sinh khác trong ngành chăn nuôi.
Theo các chuyên gia, việc phân loại các nhóm kháng sinh theo mức độ quan trọng là không dễ dàng và ngoài ra việc sử dụng kháng sinh trong phòng chống dịch bệnh vẫn là một công tác quan trọng trong ngành chăn nuôi.
Tuy vậy, cũng rất nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm sử dụng kháng sinh vì “Thực tế cũng có rất nhiều quy trình chăn nuôi hiện nay không sử dụng kháng sinh và rất thành công”, ông Nam, một chuyên gia về công nghệ sinh học tại TP Hồ Chí Minh cho biết. “Nếu các mô hình này được nhân rộng thì việc không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nói chung sẽ dần trở nên phổ biến”.
Chuyên gia này còn cho rằng “kháng sinh chẳng khác gì kẻ thù của công nghệ sinh học”, vì các quy trình sử dụng vi sinh trong nông nghiệp thậm chí còn phải “tránh xa kháng sinh, do sợ sử dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi sinh vật có lợi trong các quy trình công nghệ xanh”.
Chuyên gia Võ Đông Đức tại TP Hồ Chí Minh cũng cho biết: “Ngành nông nghiệp Việt Nam vốn quen với việc có dịch thì dùng kháng sinh để điều trị. Nhưng trong xu thế toàn cầu hóa dịch bệnh lây lan rất nhanh, nên chủ trương của ngành y tế thế giới là thay vì chữa trị khuyến khích việc tiêu hủy mầm bệnh.
Sản xuất kháng sinh ngày càng đắt đỏ, tình trạng kháng thuốc ngày càng nhiều, nên kháng sinh được ưu tiên dùng cho con người nhiều hơn là cho ngành chăn nuôi và Việt Nam cũng đang phát triển theo xu thế ấy”.
Tại một số quốc gia lân cận như Thái Lan, khi dịch bệnh xảy ra, các chuyên gia Thái Lan cho biết: “Việc chăn nuôi sẽ được ngừng lại cho tới khi vệ sinh xong vùng nuôi, dập dịch thành công, việc chăn nuôi mới được tái lập (thay vì vừa chữa bệnh dịch vừa chăn nuôi tại vùng vẫn có dịch)”.
Đây cũng là xu hướng chung của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, xuất khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi.
8. Loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi là xu thế tất yếu
Việt Nam có khoảng 100 công ty chuyên nhập khẩu kháng sinh phục vụ ngành chăn nuôi với khoảng 6.000 loại thuốc thú y (có nhiều thời điểm, 90% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc).
Chuyên viên của một công ty sản xuất thuốc kháng sinh cho biết: “Thuốc kháng sinh có một thị trường lớn tại Việt Nam, riêng công ty chúng tôi, từ doanh số chỉ trăm tỷ mỗi năm, chỉ trong vài năm đã đạt doanh số hàng nghìn tỷ đồng, mà trong đó lượng sản phẩm kháng sinh tiêu thụ trong ngành chăn nuôi chiếm vị trí rất quan trọng”.
Tuy nhiên, công ty này cũng có những phương án chuyển sang sản xuất các sản phẩm sinh học thay thế nếu như thị trường thuốc kháng sinh thú y suy giảm.
Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc 2013 – 2020” do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức mới đây, cho thấy khảo sát của Cục Thú y tại 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Tiền Giang, lượng kháng sinh sử dụng trên đầu gia cầm cao gấp 6 lần so ở một số nước châu Âu.
Thực tế thì từ năm 2001, Liên minh sử dụng kháng sinh có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các nguyên tắc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc: “Các thuốc kháng sinh sẽ chỉ được dùng trong nông nghiệp với mục đích là chữa bệnh cho động vật. Kháng sinh sử dụng để kích thích tăng trưởng và sử dụng không vào mục đích điều trị cần được loại bỏ”.
Như vậy, phần lớn nông dân sử dụng kháng sinh là để phòng bệnh chứ không phải chữa bệnh vật nuôi, do đó có thể xảy ra tình trạng sử dụng một số lượng khá nhiều và thường xuyên (cách phổ biến là trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi).
Dẫn tới lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, cho dù dịch bệnh không xảy ra thì kháng sinh vẫn được sử dụng để phòng bệnh vật nuôi mỗi ngày.
Việc tích cực loại bỏ kháng sinh ra khỏi ngành chăn nuôi sẽ là một công việc khó khăn, nhưng nhận được sự ủng hộ cao của cả người chăn nuôi lẫn người sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Hy vọng rằng việc loại bỏ dần kháng sinh trong ngành chăn nuôi sẽ sớm được thực hiện ngay từ năm 2020.
9. Một số sản phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
Tư vấn các sản phẩm thay thế các loại kháng sinh trong chăn nuôi:
Berberin 97% chiết xuất từ cây hoàng đằng, hoàn toàn từ thiên nhiên và tuyệt đối an toàn, không tồn dư trong vật nuôi, giúp tăng cường sức đề kháng, điều trị và phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa cho các loại gia súc, gia cầm, và thủy hải sản.
Chiết xuất Tỏi | Bột tỏi (Garlic extract powder) với hàm lượng allicin 1%, có tính kháng sinh, có khả năng phòng chống nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus,… phòng trị các bệnh cúm, đường ruột, điều trị vết thương,… tăng tính ngon miệng, giải độc, ức chế nấm mốc, côn trùng, tẩy uế môi trường, nâng cao chất lượng thịt.
Cao Mộc Hoa Trắng (Holarrhena Antidysenterica Wall extract) 100% từ thiên nhiên, chữa bệnh viêm đường tiêu hóa và bệnh lỵ amip, bảo vệ an toàn hệ vi khuẩn trong đường ruột.
L-Carnitine Fumarate là dẫn xuất của một acid amin, có vai trò như một vitamin trong cơ thể. Nó là một chất bột màu trắng, được tổng hợp từ lysine và methionine, dễ tan trong nước, có tác dụng thần kì trong việc giảm mỡ, tăng cơ cho vật nuôi
Xem thêm L-Carnitine hoạt chất tạo nạc thần kì thay thế chất cấm salbutamol
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -
