Quy trình sản xuất Thực phẩm chức năng theo đúng chuẩn

quy-trinh-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang

Sau đại dịch Covid-19, các vấn đề liên quan đến sức khỏe đều được quan tâm rất sâu sắc. Các loại dược liệu, thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Đặc biệt là đối với Thực phẩm chức năng, với những quy chế về sản xuất và phân phối có phần dễ dàng hơn dược (thuốc), đã làm cho thị trường TPCN trở nên cực kì phức tạp.

Giữa một “ma trận” về TPCN như thế, việc hiểu rõ về các loại TPCN cũng như quy trình sản xuất Thực phẩm chức năng là vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ giúp người tiêu dùng có cái nhìn bao quát hơn, có phương hướng để ra quyết định lựa chọn những loại TPCN chất lượng và phụ hợp với nhu cầu bản thân.

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu chuyên dùng cho sản xuất Thực phẩm chức năng hàng đầu tại Việt Nam, kết hợp với Viện Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam (VIDS) sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc Quy trình sản xuất Thực phẩm chức năng theo đúng chuẩn.

1. Thực phẩm chức năng là gì?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam, Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.

thuc-pham-chuc-nang-la-gi

TPCN là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất “chức năng”. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.

2. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng đúng chuẩn

Quy trình gia công và sản xuất TPCN đúng chuẩn sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định và được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Thông thường một quy trình như trên sẽ trải qua các bước sau đây:

2.1. Xác định lý do: tại sao lại cần phải sản xuất loại TPCN này?

Đầu tiên, các nhà khoa học hoặc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của công ty sẽ tìm hiểu về nhu cầu của người dùng, mà cụ thể ở đây là các vấn đề sức khỏe của người dùng. Bộ phận R&D sẽ khảo sát rất kĩ, từ đó đưa ra các cân nhắc về các ứng dụng của sản phẩm, và sau đó sẽ phác họa dần ý tưởng ban đầu về sản phẩm đó.

Ví dụ: Phòng R&D nhận định rằng sau khi dịch bệnh Covid-đi qua, vấn đề về hệ miễn dịch của con người đang rất được quan tâm. Người dùng cần một sản phẩm có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để có thể chống chọi với nhiều căn bệnh sau giai đoạn hậu Covid-19.

⇒ Ý tưởng tạo ra một TPCN có thể tăng cường hệ miễn dịch.

2.2. Sản phẩm TPCN này là gì?

Sau khi xác định được vấn đề (nhu cầu) của người dùng, định hình được ý tưởng về sản phẩm, bộ phận R&D sẽ phải xác định tiếp xem sản phẩm TPCN đó là gì, được cấu thành từ thành phần nào, sản xuất bằng phương pháp nào, kiểm tra ra sao, …

Kế tiếp, phòng R&D sẽ bắt tay vào nghiên cứu về các thành phần sẽ cấu tạo nên sản phẩm này, thông thường thì một sản phẩm TPCN sẽ được cấu tạo từ một hoặc kết hợp cả ba thành phần sau:

  • Nguyên liệu công nghệ sinh học: các chủng vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn), các sản phẩm di truyền, vách tế bào, tế bào gốc, … của các loài vi sinh vật nói chung.
  • Cao dược liệu và chiết xuất thảo dược: các loại chiết xuất của thảo dược, có thể là trong nước hoặc nhập từ nước ngoài (một số loại thảo dược phù hợp với người Việt Nam nhưng chỉ có thể tìm được ở nước ngoài).
  • Các loại hoạt chất: đây là những hóa chất, thường là hợp chất hoặc đơn chất đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn và phù hợp với con người.

cao-duoc-lieu-va-chiet-xuat-thao-duoc-thien-tue

Một số loại nguyên liệu dược liệu do Thientue Pharma JSC sản xuất và phân phối

Ngoài ra phòng R&D sẽ nghiên cứu thêm về các công thức sản xuất. Chẳng hạn như sản phẩm TPCN mới có cần bổ sung thêm nguyên liệu dược liệu nào mới không, hay chỉ cần cải tiến từ các công thức cũ (cải tiến về hàm lượng, nồng độ, cách phối, tỉ lệ, …).

Sản phẩm TPCN mới này cần phải sản xuất bằng phương pháp nào, các phương pháp với nguồn tài lực, vật lực và nhân lực sản xuất hiện có đã đủ đáp ứng chưa, có cần phải nhập thêm máy móc, tìm hiểu thêm công nghệ mới hay phải mời chuyên gia từ nước ngoài hay không?

Bên cạnh đó, phòng R&D còn phải nghiên cứu rất kĩ về sản phẩm đầu ra, cụ thể là xác định hình thái và cách dùng của sản phẩm. Mỗi loại hình thái sẽ có cách dùng rất khác nhau, chưa kể là có thể quyết định thời điểm dùng trong ngày.

Thành phẩm là loại rắn hay lỏng. Nếu là rắn thì là dạng bột hay dạng viên, nếu ở dạng bột thì là bột mịn hay bột hạt to, nếu là dạng viên thì là viên nang, viên nén hay viên sủi, mềm hay cứng. Nếu là lỏng thì là ở dạng nước, hỗn dịch hay dạng gel.

xac-dinh-hinh-thai-dau-ra-cua-thuc-pham-chuc-nang

Một số hình thái của sản phẩm Thực phẩm chức năng đang lưu hành trên thị trường

2.3. Đối tượng chính sử dụng sản phẩm TPCN này là ai?

Ở phần này, bộ phận R&D sẽ rà soát lại các nghiên cứu ban đầu (ở phần 2.1), từ đó khoanh vùng lại và xác định chính xác đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm TPCN này.

nghien-cuu-chuc-nang-doi-tuong-su-dung-thuc-pham-chuc-nang

Nghiên cứu kĩ chức năng và đối tượng sử dụng sẽ giúp sản phẩm dễ tiếp cận người dùng hơn

Bước này cũng tương đối quan trọng vì mỗi đối tượng sẽ có cách dùng, liều dùng khác nhau, cho ra những hiệu quả khác nhau. Khi nghiên cứu cụ thể và cho ra nhóm đối tượng phù hợp sẽ giúp cho việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng được chính xác hơn.

2.4. Sản phẩm TPCN này sẽ được sản xuất ở đâu?

Sau khi tiến hành sản xuất thành công ở quy mô thí nghiệm, sản phẩm sẽ được đăng ký hồ sơ với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) và được đưa vào dây chuyền sản xuất tại các nhà máy đạt chuẩn GMP.

nha-may-cong-ty-co-phan-duoc-pham-thien-tue

Nhà máy có quy trình sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP

Để được phép sản xuất thực phẩm chức năng, đơn vị kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành, nghề kinh doanh phù hợp. Vậy nên, các đơn vị cần phải có được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (GCN) hoặc đã được cấp chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP).

3. Nguồn nguyên liệu dùng trong gia công và sản xuất thực phẩm chức năng

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều thuận lợi cho cây cỏ phát triển quanh năm. Ở Việt Nam có gần 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo. Về thực vật có 224 loài thú, 828 loài chim và 258 loài bò sát, 5500 loài côn trùng. Đến nay có 3.948 loài thực vật bậc cao và bậc thấp, 408 loài động vật và 75 loài khoáng chất được dùng làm thuốc.

vuon-duoc-lieu-cat-canh-tai-tay-bac

Vườn dược liệu Cát cánh tại Tây Bắc

Theo báo cáo của Viện dược liệu (2007) cho thấy nhu cầu sử dụng dược liệu cần 56.548 tấn, trong đó:

  • Phục vụ cho công nghiệp dược: 35%.
  • Phục vụ cho Y học cổ truyền: 31%.
  • Phục vụ cho xuất khẩu (chiết xuất và tinh dầu): 34%.

Nguyên liệu dược liệu dùng để gia công và sản xuất thực phẩm chức năng chia làm 3 loại:

  • Nguyên liệu tự nhiên: ở Việt Nam, nguyên liệu tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Có 5 vùng có khả năng khai thác dược liệu tự nhiên là: vùng núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, các vùng biển và đảo.
  • Các vùng nguyên liệu được quy hoạch quản lý và nuôi trồng: trên cơ sở các vùng tự nhiên, người ta quy hoạch thành các vùng có quản lý, nuôi trồng thêm và di thực các giống mới đến như: tại Thanh Hóa, Hưng yên, Quảng Nam, trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng tháp Mười… Một số chủng loại nuôi trồng như: Atiso, Mộc hoa trắng, Diệp hạ châu, ba kích, bạc hà, bạch chỉ, trinh nữ hoàng cung, kim tiền thảo, sâm ngọc linh, sâm đại hành…
  • Nguyên liệu nhập khẩu: hiện nay nguyên liệu chiết xuất từ tự nhiên dùng trong gia công và sản xuất thực phẩm chức năng được nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó nhập chủ yếu là Curcumin extract (chiết xuất nghệ), Boswellia (cao khô nhũ hương), Coleus extract (chiết xuất húng chanh), Garlic extract (chiết xuất tỏi)…

4. Các tiêu chuẩn lựa chọn nguyên liệu dược liệu sản xuất TPCN

Xuyên suốt quy trình, công đoạn nghiên cứu chuẩn bị để đưa vào sản xuất gia công thực phẩm chức năng là một quá trình đầy công phu và phức tạp. Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong việc gia công và sản xuất tpcn.

Xem thêm phân biệt nguyên liệu dược liệu và nguyên liệu dược phẩm.

nguyen-lieu-duoc-lieu-cho-quy-trinh-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang

Nguyên liệu dược liệu cho sản xuất tpcn phải đạt đủ các tiêu chuẩn rất khắt khe

Nguồn nguyên liệu dược liệu đầu vào là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm TPCN, các nhà sản xuất nói chung và bộ phận R&D nói riêng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu dược liệu đầu vào. Nguyên liệu dược liệu cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận và lưu hành trên thị trường tại chính nước xuất khẩu.
  • Có tiêu chuẩn định lượng, định tính, có phương pháp kiểm nghiệm của nhà cung cấp.
  • Đảm bảo thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe được thế giới và Việt Nam công nhận.
  • Đảm bảo được các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh và các chỉ tiêu phụ như p/H, độ ẩm,…
  • Nguyên liệu phải có hồ sơ công bố do cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp.
  • Đảm bảo còn thời hạn sử dụng, quy cách và nhãn mác theo quy định trong hồ sơ đã công bố.
  • Phải được kiểm tra định kỳ thường xuyên theo quy định trong hồ sơ đã công bố.
  • Nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm chức năng phải có đầy đủ các chứng nhận chất lượng theo quy định.

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17    |     Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17

Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn & Thuốc thủy sản

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn và Chế phẩm, Thuốc thủy sản.

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn chăn nuôi

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y.

Nguyên liệu sản xuất
Thuốc & Thực phẩm chức năng

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại thuốc, chế phẩm, thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ chức khỏe.

Nguyên liệu sản xuất
Thực phẩm & Mỹ phẩm

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại thực phẩm và mỹ phẩm chăm sóc, phục hồi và làm đẹp dành cho cả nam và nữ.

cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên TuếTHIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANYXin chào quý khách!Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất Thực phẩm chức năng, Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y - thủy sản hàng đầu Việt Nam.Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.Xin cám ơn quý khách!
cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên TuếTHIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANYXin chào quý khách!Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng và thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.Xin cám ơn quý khách!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận