Nguyên liệu dược liệu là gì? Phân biệt nguyên liệu dược liệu và nguyên liệu dược phẩm

nguyen-lieu-duoc-lieu-la-gi-phan-biet-nguyen-lieu-duoc-lieu-va-nguyen-lieu-duoc-pham

Từ năm 2016 đến nay, có khoảng hơn 84% dân số thế giới sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu (theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, nghiên cứu năm 2016). Đặc biệt là đối với các nước phương Đông, điển hình như Việt Nam, dược liệu từ xa xưa đã trở thành một phần rất quan trọng đối với nền Y học cổ truyền của cả dân tộc.

nguyen-lieu-duoc-lieu-la-gi-phan-biet-nguyen-lieu-duoc-lieu-va-nguyen-lieu-duoc-pham

Tuy nhiên khái niệm về dược liệu là gì? Nguồn gốc của dược liệu là từ đâu? Nguyên liệu dược liệu là gì? Thuốc dược liệu là gì? Sự khác biệt giữa nguyên liệu dược liệu và nguyên liệu dược phẩm là gì? … là những khái niệm mà không phải ai cũng hiểu hết. Cùng Thientue Pharma JSC tìm hiểu nhé.

1. Dược liệu là gì?

Dược liệu được hiểu là tất cả bộ phận của một loài thực vật (cây), một loài vật (động vật bậc cao hoặc bậc thấp hoặc bất cứ loài vật nào) hoặc thậm chí có thể chỉ là một vài bộ phận của đối tượng đó. Những sản phẩm được chiết xuất, tách chiết, xử lý, … từ thực vật hoặc động vật như tinh dầu, cao, gôm, sáp, … có thể dùng để làm thuốc dùng trực tiếp hoặc để bào chế thuốc, cũng được gọi là dược liệu.

Dược liệu là nguyên liệu dùng để làm thuốc, có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn dùng để làm thuốc – Luật Dược số 105/2016/QH13.

2. Nguyên liệu dược liệu là gì?

Như đã định nghĩa ở trên, nguyên liệu dược liệu (medicinal ingredients) là những loại nguyên liệu dùng để làm dược liệu. Cụ thể hơn thì nguyên liệu dược liệu là những loại nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, từ thực vật, động vật, khoáng vật, đạt tiêu chuẩn dùng để bào chế thuốc hoặc dùng trực tiếp như thuốc.

Nguyên liệu dược liệu có thành phần chính từ dược liệu, có những tác dụng, công dụng đã được thử nghiệm, chứng minh từ lý thuyết đến thực tế, từ đó làm bằng chứng khoa học để áp dụng cho việc sử dụng thực tiễn.

Cần lưu ý rằng những loại thuốc có hoạt chất chiết xuất từ nguyên liệu dược liệu hoặc có sự kết hợp giữa các thành phần của nguyên liệu và các hoạt chất (hóa chất) hóa học tổng hợp thì được gọi là thuốc hóa dược chứ không được gọi là thuốc dược liệu. Các loại thuốc hóa dược này có dạng bào chế bằng công nghệ hiện đại và thường được sử dụng bên cạnh (kết hợp) với các loại thuốc tân dược (dạng như thuốc Tây) trong các phác đồ điều trị, phòng và ngừa bệnh.

3. Cách sử dụng nguyên liệu dược liệu

Nguyên liệu dược liệu thường có hai hướng sử dụng như sau:

  • Chế biến, bào chế hay phối hợp theo các phương pháp và lý luận của Y học cổ truyền, hoặc dựa trên kinh nghiệm từ dân gian truyền lại để tạo thành các loại thuốc cổ truyền. Các loại thuốc này có dạng bào chế truyền thống rất đa dạng như là viên hoàn, thuốc sắc, tán hoặc các dạng bào chế rất hiện đại như siro, viên nén, viên nang, ….
  • Chiết xuất và bào chế thành các dạng thuốc hóa dược, thuốc dược liệu hay các dạng thực phẩm chức năng, ở các hình thái như viên nang, thuốc tiêm, viên nén, …

4. Các nguồn nguyên liệu dược liệu chính

Nền y học cổ truyền ở Thế giới nói chung, khu vực phương Đông nói riêng và đặc biệt là ở Việt Nam, đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay, đi cùng với rất nhiều kinh nghiệm dân gian được truyền qua nhiều thế hệ. Những bài thuốc sử dụng các loại thực vật, động vật hoặc khoáng vật đã được người xưa ứng dụng triệt để trong việc phòng và thậm chí là chữa bệnh.

Các nguồn nguyên liệu dược liệu được tổng hợp, lưu trữ và sưu tầm thường được đúc kết bởi kinh nghiệm từ thực tiễn hàng ngàn năm đấu tranh với bệnh tật của con người, và ngày càng phát triển (về số lượng và chất lượng) cho đến ngày nay. Các nguồn nguyên liệu dược liệu bao gồm:

4.1. Thảo dược dùng làm dược liệu

Thực vật thảo dược (cây dược liệu) là nguồn nguyên liệu dược liệu chính trong đa phần các bài thuốc cổ truyền, cũng như trong các phương pháp nghiên cứu, chiết xuất và bào chế thành thuốc. Trước đây, nguồn nguyên liệu dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên (sẵn có trong tự nhiên). Tuy nhiên trải qua quá trình khai thác quá mức, cùng với các tác động từ môi trường và con người, hiện nay các nguồn nguyên liệu dược liệu phải gieo trồng, bảo tồn và thu hái thì mới có được.

Bên cạnh các loại cây dược liệu có sẵn trong nước (được gọi là thuốc Nam), nước ta còn nhập khẩu thêm các loại thảo dược và nguyên liệu dược liệu từ các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, … (được gọi là thuốc Bắc).

cao-duoc-lieu-va-chiet-xuat-thao-duoc-thien-tue

Các nguồn nguyên liệu dược liệu từ thảo dược mà Thiên Tuế sản xuất và phân phối

Ông cha ta đã biết cách sử dụng thảo dược từ xa xưa. Ngày nay, các loại thảo dược được điều chế thành dạng cao dược liệu và chiết xuất thảo dược như cao mộc hoa trắng, cao diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa), cao cà gai leo, cao atiso, …

Xem thêm Cao Diệp Hạ Châu và những lợi ích đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt chất sinh học có công dụng rất lớn và ứng dụng rất thực tiễn trong y học hiện đại cũng được chiết xuất từ thảo dược như berberin (chiết xuất từ cây hoàng đằng), curcumin (chiết xuất từ củ nghệ), ayuric (chiết xuất từ cây bàng hôi), …

Xem thêm Tất tần tật về Berberin mà bạn nên biết.

4.2. Động vật dùng làm thuốc dược liệu

Mặc dù không được sử dụng để làm nguyên liệu dược liệu như thực vật nhưng các nguồn dược liệu từ động vật cũng rất đa dạng, và được dùng như là các vị thuốc quan trọng trong một số phương thuốc hỗ trợ điều trị hoặc trực tiếp điều trị các dạng bệnh lý khác nhau.

Nguyên liệu dược liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ động vật, có thể là sử dụng nguyên con như rắn, hải mã, tắc kè, … hoặc các loại chiết xuất từ động vật như chiết xuất từ hàu biển (oyster), chiết xuất từ vẹm xanh (bột glycomega), … hoặc sản phẩm hay một bộ phận nào đó của động vật như Fish collagen từ da cá tuyết, keo ong từ sáp tổ ong, …

Xem thêm Ưu điểm khi sử dụng Collagen Da Cá Tuyết (Gadidae Fish Collagen)

4.3. Nguyên liệu dược liệu từ vi sinh vật, nấm hay ký sinh trùng

Ngày nay, các loại dược liệu từ vi sinh vật, nấm hay các loại ký sinh trùng đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Một số loại vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) được phân lập và sử dụng rất phổ biến như trực khuẩn Bacillus Subtilis, nấm men Saccharomyces Cerevisiae, vi khuẩn lactic (dùng trong lên men sữa chua) Lactobacillus Acidophilus, …

Đối với dạng nguyên liệu dược liệu từ nấm hay ký sinh trùng, đại diện tiêu biểu và quen thuộc nhất đối với đại đa số người dùng, đó là đông trùng hạ thảo. Đây là một dạng dược liệu có nguồn gốc từ nấm kí sinh, có rất nhiều công dụng trong y học cổ truyền và hiện đại.

5. Phân biệt nguyên liệu dược liệu và nguyên liệu dược phẩm

Dược phẩm, hay còn được gọi chung là thuốc, bao gồm hai loại chính là thuốc Y học cổ truyền và thuốc Tân dược, tất cả đều phải có độ an toàn, tính hiệu quả và chất lượng cao nhất, cùng với quy định về thời hạn và liều lượng sử dụng cực kì khắt khe.

Theo quy định của “Quy chế đăng kí thuốc” ban hành kèm theo quyết định 3121/QĐ-BYT ngày 18/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì: “Thuốc là những sản phẩm dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, làm giảm triệu chứng bệnh, chuẩn đoán bệnh và hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất để lưu thông, phân phối và sử dụng. Nguyên liệu làm thuốc là những chất có hoạt tính (hoạt chất) hay không có hoạt tính (dung môi, tá dược) tham gia vào thành phần cấu tạo của sản phẩm trong quá trình sản xuất.

nguyen-lieu-duoc-pham

Nguyên liệu dược phẩm (pharmaceutical ingredients)

Nguyên liệu dược phẩm (pharmaceutical ingredients) là những nguyên liệu dùng để tạo ra dược phẩm, được chia thành 2 loại chính là dược chất và tá dược:

  • Dược chất là các hoạt chất chính bên trong, góp phần cấu thành nên sản phẩm, có tác dụng dược lý quan trọng, quyết định đến những công dụng chính yếu nhất của loại thuốc đó.
  • Tá dược là thành phần được bổ sung vào dược phẩm, nhằm mục đích tạo ra những dạng bào chế của thuốc, giúp cho người bệnh dễ tiếp cận và sử dụng hơn. Tá dược thì không có tác dụng dược lí.

Như vậy, nguyên liệu dược liệu (medicinal ingredients) là những nguyên liệu dùng để sản xuất dược liệu, là một thành phần để tạo thành thuốc hoặc sử dụng như là thuốc. Nguyên liệu dược phẩm (pharmaceutical ingredients) là những nguyên liệu dùng để tạo ra dược phẩm, bao gồm dược chất và tá dược, là một thành phần để tạo thành thuốc chứ không có tác dụng thay thế thuốc.

6. Các phương pháp sử dụng dược liệu

Việc áp dụng dược liệu trong phòng bệnh và trị bệnh ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, không chỉ ở trong nước ta mà còn lan rộng ra nhiều nơi trên toàn thế giới. Con người ưa chuộng dược liệu vì những tác dụng điều hòa, cân bằng lại sự hoạt động giữa các bộ phận, các cơ quan bên trong cơ thể, mang lại hiệu quả phòng bệnh, chữa bệnh và duy trì sức khỏe, cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, nguyên liệu dược liệu đã được ứng dụng thực tiễn trong một khoảng thời gian rất dài, vì thế nó đã được con người dần dần thích nghi nên đa phần các loại dược liệu đều có độ an toàn cao hơn, dễ sử dụng và ít gây ra các tác dụng phụ.

Tuy nhiên, để nguyên liệu dược liệu có thể phát huy được hiệu quả ở mức tốt nhất, chúng ta cần phải biết sử dụng dược liệu đúng cách. Mỗi loại dược liệu sẽ có một hoặc rất nhiều cách sử dụng khác nhau, một số phương pháp thường được áp dụng trong y học cổ truyền như:

  • Sắc lấy nước uống hoặc dùng hãm trà.
  • Sao (hay còn gọi là rang).
  • Đun cách thủy (hay còn gọi là đồ) hoặc chưng.
  • Ngâm với dung môi hoặc chất khác (như ngâm rượu, ngâm mật ong, ngâm muối).
  • Tẩm ướp với thành phần khác như gừng, giấm, …

Cách chế biến và bào chế nguyên liệu dược liệu cũng được phát triển càng lúc càng đa dạng và hiện đại, vừa tiện lợi lại vừa có thể đảm bảo sử dụng được hết công dụng của chúng. Một số dạng ứng dụng thường thấy nhất là dược liệu thô, trà túi lọc, chiết xuất, nấu cao, ….

Trường hợp nguyên liệu dược liệu được sử dụng làm thuốc dược liệu có thể được bào chế theo nhiều kỹ thuật hiện đại và rất phức tạp, tạo ra dạng thuốc được sử dụng như tân dược, như là dung dịch uống, hỗn dịch uống, viên nang, viên nén, thuốc tiêm, …

Tuy nhiên, cách chế biến và bào chế từ nguyên liệu dược liệu thành thuốc để sử dụng trong y học cần phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, cũng như đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của người bào chế. Kể cả việc sử dụng cũng cần phải có sự tư vấn và tham khảo rất kĩ lưỡng của các chuyên gia.

Do đó, trước khi sử dụng, người dùng cần phải được sự tư vấn từ những thầy thuốc, dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và được cấp chứng chỉ uy tín. Trong quá trình sử dụng, tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ sử dụng của thầy thuốc, tuyệt đối tránh việc phối trộn và tự ý sử dụng, để giảm thiểu các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

7. Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Mặc dù nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mức độ lành tính cao, nhưng cũng có những loại nguyên liệu dược liệu chưa được nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Những loại dược liệu này được người dùng chủ yếu sử dụng dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc từ truyền miệng từ người khác, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Để có thể sử dụng nguyên liệu dược liệu làm thuốc, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Đúng loại: sử dụng đúng loại nguyên liệu, đúng tên, đúng phân loại, đúng chức năng. Để tránh việc bị nhầm lẫn do cách gọi khác nhau từ nhiều vùng miền, người dùng cần sử dụng tên chính thức của dược liệu, được quy định theo quy chuẩn và được công bố bởi nhiều tài liệu uy tín như Dược điển Việt Nam, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.
  • Đúng bộ phận: không phải bộ phận nào từ thực vật hoặc từ động vật cũng đều có thể được sử dụng làm dược liệu. Một loài thực vật, động vật hoặc thậm chí từng bộ phận của thực vật, động vật đó đều sẽ có những mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau, mang lại nhiều công dụng khác nhau.
  • Đúng thời điểm: để hoạt chất trong dược liệu mang lại hiệu quả cao nhất, cần sử dụng đúng thời điểm.
  • Đúng mục đích: mỗi loại dược liệu đều có một hoặc nhiều công dụng khác nhau, người dùng cần cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với tình trạng bệnh lý hoặc mục đích của mình.
  • Đúng liều: cái gì ít quá thì lại không đủ, mà nhiều quá thì cũng không tốt, vẫn nên dùng đúng và đủ liều.
  • Đúng cách: khi chiết xuất và bào chế dược liệu, cần sử dụng những công nghệ phù hợp cho từng loại nguyên liệu. Khi sử dụng cũng phải tuân thủ đúng nguyên tắc cho từng loại dược liệu, có loại chỉ dùng để uống, có loại chỉ dùng để bôi ngoài da, có loại thì kết hợp cả hai, …

Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều nguồn nguyên liệu dược liệu, với rất nhiều cơ sở sản xuất và phân phối khác nhau. Người dùng cần cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu, nguyên liệu dược phẩm uy tín và chất lượng để giảm thiểu những rủi ro gặp phải.

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu với chất lượng tốt nhất thị trường (kèm theo đầy đủ các loại giấy tờ kiểm nghiệm, chứng nhận, …), đi cùng với mức giá cực kì hợp lý dành cho Quý khách hàng.

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17    |     Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17

Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn & Thuốc thủy sản

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn và Chế phẩm, Thuốc thủy sản.

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn chăn nuôi

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y.

Nguyên liệu sản xuất
Thuốc & Thực phẩm chức năng

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại thuốc, chế phẩm, thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ chức khỏe.

Nguyên liệu sản xuất
Thực phẩm & Mỹ phẩm

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại thực phẩm và mỹ phẩm chăm sóc, phục hồi và làm đẹp dành cho cả nam và nữ.

cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên TuếTHIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANYXin chào quý khách!Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất Thực phẩm chức năng, Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y - thủy sản hàng đầu Việt Nam.Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.Xin cám ơn quý khách!
cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên TuếTHIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANYXin chào quý khách!Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng và thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.Xin cám ơn quý khách!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận