Tóm tắt ý chính
- Nuôi nước là cụm từ chỉ các công việc liên quan đến các hoạt động theo dõi và xử lý môi trường nước dùng để nuôi trồng thủy sản trong suốt trước, sau và trong suốt quá trình diễn ra vụ nuôi.
- Đó có thể là nước ao lắng, nước ao nuôi, nước ao dự trữ, nước nguồn đầu vào, .
- Công việc nuôi nước thường sẽ bao gồm hai công việc chính là theo dõi và xử lý.
- Một điều đặc biệt nữa là, ngoại trừ các nguyên nhân gây bệnh tôm từ phía con giống (đây là các nguyên nhân mà ta khó có thể kiểm soát và phòng tránh trước), thì các nguyên nhân gây bệnh tôm đến từ môi trường nước là những nguyên nhân mà ta có thể biết trước, từ đó có thể lên phương án kiểm soát và phòng tránh trước thông qua việc nuôi nước cho thật tốt.
- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp và cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ oxy cho tôm, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo.
“Nuôi nước trước khi nuôi tôm“. Đây là một trong những câu truyền miệng nổi tiếng trong giới thủy sản, được truyền qua bao đời nay bởi những người nuôi tôm dày dạn kinh nghiệm.
Vậy Nuôi nước là gì? Tại sao phải nuôi nước trước khi nuôi tôm? Cùng Thiên Tuế tìm hiểu nhé.
1. Nuôi nước là gì?
Nuôi nước là cụm từ chỉ các công việc liên quan đến các hoạt động theo dõi và xử lý môi trường nước dùng để nuôi trồng thủy sản trong suốt trước, sau và trong suốt quá trình diễn ra vụ nuôi. Đó có thể là nước ao lắng, nước ao nuôi, nước ao dự trữ, nước nguồn đầu vào, …
Công việc nuôi nước thường sẽ bao gồm hai công việc chính là theo dõi và xử lý. Các công việc theo dõi môi trường nước thường là:
- Theo dõi thủ công: quan sát bằng mắt thường.
- Theo dõi bằng hóa học: sử dụng các bộ test kit để kiểm tra các thông số môi trường.
- Theo dõi bằng công nghệ cao: sử dụng các công cụ quan trắc, các thiết bị thông minh để theo dõi các chỉ số môi trường.
Các công việc nuôi nước theo hướng xử lý thường cũng sẽ bao gồm:
- Xử lý thủ công: các hoạt động xử lý và cải tạo môi trường mang tính thủ công như là nạo vét, xúc rửa, trục vớt, …
- Xử lý hóa học: các hoạt động xử lý môi trường nước bằng các chất hóa học chuyên dụng.
- Xử lý sinh học: các hoạt động xử lý môi trường nước bằng các chế phẩm sinh học (men vi sinh).
- Xử lý vật lý: các hoạt động xử lý môi trường nước bằng các kỹ thuật vật lý như là điện phận nước, dùng máy lượng tử, …
2. Tại sao phải nuôi nước trước khi nuôi tôm?
Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Nếu không tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sống, sẽ làm tôm dễ mắc bệnh, sinh trưởng vá phát triển chậm. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khi xuất bán.
Trong các nguyên nhân gây bệnh lên tôm, các nguyên nhân chính thường đến từ nguồn nước ao nuôi. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều bệnh loại bệnh.
nước ao tôm bị ô nhiễm làm cho tôm bị bệnh
Một điều đặc biệt nữa là, ngoại trừ các nguyên nhân gây bệnh tôm từ phía con giống (đây là các nguyên nhân mà ta khó có thể kiểm soát và phòng tránh trước), thì các nguyên nhân gây bệnh tôm đến từ môi trường nước là những nguyên nhân mà ta có thể biết trước, từ đó có thể lên phương án kiểm soát và phòng tránh trước thông qua việc nuôi nước cho thật tốt.
3. Các công việc nuôi nước cơ bản
3.1. Cải tạo môi trường nước trước khi thả nuôi
3.1.1. Chọn địa điểm
Đây là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây dựng ao đầm nuôi tôm, khi chọn địa điểm cần lưu ý:
- Về địa điểm: vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều) để dễ tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo. Vùng hạ triều rất khó khăn cho việc thay nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi.
- Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.
- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp và cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ oxy cho tôm, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo:
- pH: 7,5 – 8,5
- S%: 15 – 35%
- NH3: <0,1 mg/l
- H2S: < 0,03 mg/l
3.1.2. Quạt
Sử dụng quạt để oxy hoà tan trong ao nuôi không thấp hơn 5ppm trong suốt quá trình nuôi. Mật độ thả dưới 7 con/m2 có thể không cần dùng quạt nước. Mật độ thả trên 7 con/m2 phải sử dụng máy quạt nước. Kinh nghiệm cứ mỗi 3000-3500 tôm giống cần 1 cánh quạt nước. Hoặc cứ mỗi 100kg trọng lượng tôm cần 1 cánh quạt nước.
3.1.3. Túi lọc nước
Dùng túi lọc bằng cotton 2 lớp, dài khoảng 8-10m, gắn với bơm nước để lọc nước trước khi vào ao. Túi lọc sẽ ngăn các vật chủ trung gian và trứng, ấu trùng của cá, cua, các loại tôm khác. Có thể gắn túi lọc với máy bơm để lọc nước tuần hoàn, loại bớt tảo ra khỏi ao trong quá trình nuôi.
Có thể dùng Chlorine 30ppm hoặc các sản phẩm chuyên dùng khác để diệt vật chủ trung gian trong nước.
3.1.4. Diệt khuẩn nước
Dùng hóa chất chuyên dụng để diệt khuẩn nước:
- Diệt mầm bệnh thân đỏ đốm trắng (SEMBV): thuốc tím KMnO4 10ppm (Sau khi diệt vật chủ trung gian 2-3 ngày)
- Diệt mầm bệnh phát sáng: Chlorine 30ppm; thuốc tím KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm
- Diệt mầm bệnh phân trắng: Chlorine 30ppm; thuốc tím KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm
3.1.5. Chuẩn bị ao nuôi và ao lắng
Chuẩn bị ao không thể thiếu trước khi nuôi tôm, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của vụ nuôi.
Ao nuôi cần được làm sạch, khử trùng trước khi bơm nước, thả tôm. Với ao nuôi cũ, mọi người cần tiến hành nạo vét bùn, bón vôi, phơi đáy. Bà con dùng ao lắng để chứa nước sạch cho ao.
Ao lắng trong nuôi tôm
Diện tích ao lắng thường bằng khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Ao lắng thường đào sâu hơn ao nuôi từ 0,5 – 1 m. Đáy ao được cày bừa kỹ, bón vôi. Mọi người nên cải tạo và lấy nước cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi từ 20 – 30 ngày.
3.2. Quy trình xử lý nước nuôi tôm
Nước trước khi được bơm vào ao nuôi chính cần được xử lý trước đó ở ao lắng. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi sinh vật gây hại đến sự phát triển của tôm. Mọi người nên chọn những ngày không mưa để lấy nước vào ao lắng nhằm đảm bảo độ mặn từ 15 – 20 ‰.
Bà con hãy ngâm nước trong khoảng vài ngày rồi sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt toàn bộ yếu tố gây hại. Trang bị quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi. Khi nước trong ao lắng đã được diệt khuẩn tối ưu, bà con hãy bơm nước sang ao nuôi chính để chuẩn bị tiến hành gây màu nước.
Để gây màu nước, bà con có thể áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau xử lý nước nuôi tôm. Bón phân gây màu, duy trì mật độ tảo lợi trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Sau khi gây màu nước nên kiểm tra độ trong của nước ao mới tiến hành thả giống.
Trong quá trình nuôi tôm, phải luôn theo dõi sát sao các chỉ số môi trường để có thể có biện pháp xử lý sao cho phù hợp và kịp thời nhất.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 0364584640
Email: pnn.uyen@thientue.net.vn
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -