Tầm quan trọng của ao lắng trong nuôi tôm

tam-quan-trong-cua-ao-lang-trong-nuoi-tom

Ao lắng trong nuôi tôm được coi là một trong những công nghệ tuy đơn giản nhưng lại cực kì hiệu quả trong việc xây dựng các mô hình nuôi tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng ao lắng để nuôi tôm cho hiệu quả và an toàn cho môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng ao lắng trong nuôi tôm.

1. Ao lắng trong nuôi tôm là gì?

Ao lắng là một trong những phần cực kì quan trọng trong hệ thống nuôi tôm, cả thâm canh, bán thâm canh lẫn siêu thâm canh. Để tăng khả năng thành công và tăng hiệu quả trong việc nuôi tôm, người nuôi thường chú trọng vào việc đầu tư, xây dựng và xử lý tốt ao lắng.

Ao lắng trong nuôi tôm là một diện tích đất tương đối, được đào sâu thành ao để làm nơi lắng nước, dự trữ nước sạch và dùng để cấp nước vào ao nuôi. Với cấu trúc kỹ thuật đặc biệt của mình, ao lắng sẽ giúp tôm trong ao nuôi chính luôn được nuôi trong một hệ thống nước sạch và thoải mái hơn.

Sử dụng ao lắng là một phương pháp hiệu quả để nuôi tôm trong những khu vực có nguồn nước chưa đủ sạch hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Ao lắng trong nuôi tôm cũng được sử dụng trong các trang trại tôm lớn với mục đích tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

2. Tại sao ao lắng trong nuôi tôm lại quan trọng đối với hệ thống?

Nguồn nước dùng để cấp vào ao nuôi rất đa dạng, có thể là nước ngầm, nước sông, nước giếng hay thậm chí là trực tiếp từ nước biển. Cho dù là nguồn nước nào đi chăng nữa thì vẫn sẽ luôn luôn tồn tại những mối nguy hiểm nhất định. Việc bố trí ao lắng sẽ giúp hạn chế được những mối nguy hiểm này.

ao-lang-trong-nuoi-tom

Ao lắng trong nuôi tôm

Một số vấn đề mà hệ thống ao lắng trong nuôi tôm có thể khắc phục được:

2.1. Bùn, cặn hữu cơ, đục phù sa

Đây là vấn đề rất thường gặp khi lấy nước từ những vùng nước có phù sa màu mỡ, hoặc người nuôi thay nước từ ao nuôi ra để xử lý và sau đó cấp lại cho ao nuôi, trong quá trình hút nước từ trong ao nuôi ra thường sẽ mang theo các loại cặn hữu cơ, vỏ tôm, hoặc phù sa lơ lửng.

Nếu không có ao lắng thì người nuôi sẽ dùng các loại hóa chất lắng tụ để kéo các cặn lơ lửng này xuống đáy ao, tuy nhiên điều đó sẽ gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực cho tôm nuôi. Lúc này thì ao lắng là chìa khóa để giải quyết vấn đề này một cách cực kì đơn giản.

Chỉ cần đưa nước có bùn, đục phù sa hay cặn hữu cơ vào ao lắng và chờ cho chúng tự chìm xuống đáy ao lắng là xong. Hoặc có thể dùng các loại hóa chất lắng tụ liều cao để kéo chúng xuống đáy mà không cần lo ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

2.2. Kim loại nặng

Những kim loại nặng tồn tại rất nhiều trong các nguồn nước tự nhiên, đây là chỉ tiêu biểu thị mức độ ô nhiễm nghiêm trọng trong nước và trong đất. Kim loại nặng là một yếu tố gây nguy hiểm không chỉ cho vật nuôi mà còn cho cả con người.

Hàm lượng kim loại nặng cao có thể gây ngộ độc, làm sốc và chết tôm. Hàm lượng thấp cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, thậm chí kim loại nặng có thể tồn dư trong cơ thể tôm và gây độc cho người tiêu dùng khi tôm được bán ra ngoài thị trường.

Kim loại nặng đặc biệt không thể tự phân hủy được, chúng chỉ có thể được hấp thụ, phân hủy bởi các vi sinh vật đặc trưng, hoặc bị lắng tụ bằng các phương pháp xử lý hóa học hay cơ học. Cũng tương tự như xử lý bùn, cặn hữu cơ, đục phù sa, người nuôi có thể sử dụng ao lắng để xử lý kim loại nặng.

2.3. Các loại khí độc

Có khá nhiều loại khí độc trong ao nuôi tôm như NO2, H2S, NH3, CH4, …. Tựu chung là thì cũng chỉ có hai kiểu khí độc, đó là khí độc tồn tại sẵn trong nguồn nước cấp ban đầu, kiểu khí độc thứ hai là các loại khí độc được hình thành từ ao nuôi tôm trong quá trình nuôi.

Các loại khí độc đa phần đều có hại cho tôm, thậm chí có thể làm tôm đột tử (chết rất nhanh), chính vì thế, việc xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi được xem là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc gia tăng tỉ lệ sống và gia tăng tỉ lệ nuôi tôm thành công.

Trong quá trình nuôi, nếu có phát sinh khí độc, việc xử lý cấp bách là rất quan trọng. Nếu để nguyên nguồn nước có chứa khí độc trong ao nuôi để xử lý thì sẽ tốn thời gian, trong suốt quá trình xử lý, tôm cũng phải gánh chịu nhiều áp lực do khí độc gây ra.

Chính vì thế, người nuôi cần một ao lắng chứa nước sạch để cấp vào ao nuôi, đồng thời rút nước có chứa khí độc ra để xử lý, sau đó để dự trữ cho ao nuôi. Ao lắng có thể dùng để xử lý khí độc bằng cách sử dụng vi sinh đặc hiệu kèm theo chạy quạt liên tục từ 7 đến 10 ngày để xử lý khí độc.

2.4. Các loại mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây hại

Tương tự như khí độc, vi khuẩn hoặc virus gây hại sẽ làm tôm bị nhiễm bệnh, thường là những bệnh về ruột, gan, nguy hiểm hơn là bệnh EHP, đốm trắng, …. Để diệt khuẩn triệt để, cần phải xử lý bằng những loại hóa chất mạnh, thậm chí phải dùng liều cao.

Tuy nhiên, nếu dùng hóa chất mạnh liều cao thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tôm, diệt khuẩn bằng phương pháp này cũng coi như là diệt tôm luôn. Lúc này thì ao lắng sẽ là nơi quan trọng để dùng làm nơi xử lý và diệt khuẩn.

2.5. Độc tố hóa chất

Các loại độc tố được sinh ra từ hóa chất như chất diệt cá tạp, chất diệt ốc hến, hóa chất xử lý nấm đồng tiền, thuốc trừ sâu, … cũng gây hại và làm tôm ngộ độc. Những loại hóa chất này tồn tại chủ yếu ở trong các nguồn nước từ kênh rạch, các con sông nhỏ, do các hộ nuôi khác xả thải trực tiếp ra môi trường.

Chính vì thế, rất cần một ao lắng để xử lý những nguồn nước độc hại này trước khi cấp vào ao nuôi.

3. Ưu điểm và nhược điểm của sử dụng ao lắng trong nuôi tôm

3.1. Ưu điểm

  • Giúp nuôi tôm trong môi trường nước sạch.
  • Tăng năng suất nuôi tôm.
  • Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.

3.2. Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao.
  • Cần có kiến thức chuyên môn để thiết kế và sử dụng ao lắng.
  • Yêu cầu bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên.

4. Sử dụng ao lắng trong nuôi tôm như thế nào cho hiệu quả

4.1. Sử dụng ao lắng lọc thông thường

Đây là cách sử dụng đơn giản nhất. Trong trường hợp này, ao lắng thường được sử dụng như một hồ chứa / bể chứa nước sạch. Nước được chứa trong ao lắng được lấy từ các nguồn nước lớn, trải qua quá trình xử lý tương đối đơn giản, sau đó được trữ lại và sử dụng để cấp vào ao nuôi.

Các bước xử lý nước nguồn trước khi cấp vào ao lắng thường sẽ là:

  • Bước 1: cấp nước qua lớp túi lọc.
  • Bước 2: chạy quạt cách ly từ 7 đến 10 ngày.
  • Bước 3: xử lý nước (giải độc – khử kim loại nặng – khử phèn).
  • Bước 4: diệt khuẩn, diệt tạp.
  • Bước 5: Tiếp tục chạy quạt cách ly từ 7 đến 10 ngày để bay hơi các loại hóa chất và tăng oxy hòa tan trong ao lắng.

4.2. Sử dụng ao lắng làm bể sinh học (ao lắng sinh học)

Ngoài chức năng chính là dùng để trữ nước, ao lắng còn được sử dụng để nuôi các loại các phù hợp như cá kèo, cá rô phi. Bằng cách tận dụng tập tính của các loại cá này, chúng có thể xử lý nước ao lắng theo một cách rất tự nhiên và an toàn sinh học.

Chẳng hạn như cá rô phi có tập tính ăn tạp, người nuôi có thể thả cá rô phi vào ao lắng với một độ trong khoảng từ 4 đến 5 con / m2 và không cho cá rô phi ăn. Khi đói, cá rô phi sẽ ăn hết các loại tạp chất như phân tôm, tảo độc, các loại cá tạp nhỏ khác.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng ao lắng sinh học để cấy vi sinh vào nguồn nước. Sau khi xử lý xong các loại hóa chất diệt khuẩn, người nuôi có thể sử dụng các vi sinh vật có lợi, dùng ao lắng để gia tăng mật độ vi sinh lên trước khi cấp vào ao nuôi.

5. Những lưu ý khi sử dụng ao lắng trong nuôi tôm

  • Nên chọn vị trí đặt ao lắng sao cho thuận tiện cho việc xả nước và làm sạch.
  • Thực hiện bảo trì, vệ sinh, kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng ao lắng.
  • Chọn loại tôm phù hợp với điều kiện môi trường nuôi tôm.

6. Kết luận

Như vậy, sử dụng ao lắng là một phương pháp hiệu quả để nuôi tôm trong môi trường nước sạch và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, việc sử dụng ao lắng cần có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, đồng thời yêu cầu bảo trì và vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng ao lắng.

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17    |     Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17

Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn & Thuốc thủy sản

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn và Chế phẩm, Thuốc thủy sản.

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn chăn nuôi

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y.

cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế
THIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
Xin chào quý khách! Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất Thực phẩm chức năng, Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y - thủy sản hàng đầu Việt Nam. Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.
Xin cám ơn quý khách!

cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên TuếTHIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANYXin chào quý khách!Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng và thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.Xin cám ơn quý khách!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận