Xử lý nước nuôi tôm giữ vai trò then chốt trong việc hình thành môi trường nước tốt cho tôm, giúp tôm phát triển tốt và có sức đề kháng chống lại nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi tôm nào cũng nắm rõ cách xử lý nước sao cho đúng cách. Vì thế, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến những kiến thức về quy trình xử lý nước nuôi tôm cơ bản hiệu quả cho bà con, giúp bà con yên tâm hơn trong quá trình nuôi tôm.
1. Tại sao cần xử lý nước trong ao nuôi tôm?
Thông thường, sau mỗi mùa vụ bà con thường xử lý nước trong ao nuôi tôm một cách thô sơ và tạm bợ bằng những dụng cụ như màng lọc để ngăn tạp chất. Tuy nhiên phương pháp này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về nguy cơ xuất hiện mầm bệnh cho tôm nếu không đảm bảo được nguồn nước chất lượng và xử lý không đạt tiêu chuẩn.
Nuôi nước trước khi nuôi tôm
- Xử lý nước không tốt có thể để sót lại mầm bệnh từ vụ nuôi trước và chúng sẽ gây bệnh lên tôm ở vụ tới.
- Xử lý nước không tốt làm môi trường trở nên xấu đi, tôm chậm phát triển và dễ bị mầm bệnh tấn công.
- Người nuôi vừa phải đảm bảo xử lý nước đúng cách, vừa phải đảm bảo quy trình vận hành không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Xử lý nước nuôi tôm đúng kỹ thuật sẽ giúp tôm phát triển tốt trong giai đoạn đầu, tiết kiệm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Tìm hiểu thêm: Oxy nuôi tôm, yếu tố quan trọng bậc nhất trong ao nuôi tôm
2. Quy trình xử lý nước nuôi tôm cơ bản
Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm đòi hỏi bà con cần phải nắm vững cả về kiến thức lẫn kỹ thuật mới có thể xử lý một cách đạt chuẩn. Việc xử lý nước bao gồm cả trước khi thả tôm lẫn trong quá trình nuôi tôm. Cụ thể như sau:
2.1. Xử lý nước nuôi tôm trước khi thả tôm
Mục đích xử lý nước ao trước khi thả tôm là để loại bỏ mầm bệnh sót lại từ vụ trước trong ao nuôi. Đồng thời còn giúp tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên để tôm phát triển nhanh chóng trong giai đoạn mới thả, giảm thiểu chi phí thức ăn cũng như giúp bà con đỡ vất vả hơn.
Quy trình xử lý nước trước khi thả tôm như sau:
Bước 1: Xử lý ao lắng. Nước cần cho qua màng lọc để lọc rác và các động vật như cá tạp, cua, ốc,…Quá trình để lắng thường tầm 5-7 ngày, duy trì hệ thống quạt nước để thúc đẩy phân huỷ các vật hữu cơ, thời gian lắng càng lâu mang lại hiệu quả cao.
Bước 2: Cấp nước từ trong ao lắng vào ao nuôi. Khi bơm nước từ ao lắng sang thì bà con nên dùng túi lọc giúp loại bỏ hết các rác, vi sinh vật có hại và vật chủ trung gian.
Bước 3: Duy trì hệ thống quạt liên tục trong 3 ngày để trứng cá, tôm, ốc,… nở hết thành ấu trùng rồi tiến hành xử lý chúng. Có thể diệt tạp bằng bột bã trà, hoá chất với liều lượng phù hợp.
Bước 4: Tiến hành diệt khuẩn bằng cách dùng các hoá chất diệt khuẩn như clorin, thuốc tím KMnO4,…
Bước 5: Bổ sung thêm men vi sinh cho ao nuôi bởi vì khi diệt khuẩn có thể ảnh hưởng đến nhóm vi khuẩn có lợi nên cần phải bổ sung men vi sinh nhằm mục đích tái tạo hệ vi sinh khoẻ mạnh cho tôm.
Bước 6: Gây màu cho nước sẽ giúp kích thích các loại tảo có lợi trong ao phát triển, vừa duy trì nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mà còn giúp tôm sinh trưởng thuận lợi.
Quy trình xử lý nước nuôi tôm cơ bản
2.2. Xử lý nước nuôi tôm trong quá trình nuôi
Tùy theo từng tình trạng cụ thể mà sẽ có hướng xử lý phù hợp, bao gồm:
- Nước ao nuôi tôm bị đục: kiểm tra thử nếu nước đục do bùn đất hoà tan quá nhiều thì phương pháp tốt nhất là thay mới hoàn toàn nước ao hoặc dùng các chất lắng tụ. Còn nếu đục do tảo tàn, sụp tảo thì sử dụng vôi bón với liều lượng hợp lý để cắt tảo rồi bổ sung thêm chế phẩm sinh học để cân bằng hệ sinh thái ao nuôi.
- Nước ao nổi bọt trắng: Sử dụng men vi sinh để khử khí độc. Đồng thời giảm bớt ít nhất phân nửa lượng thức ăn so với hàng ngày để tránh khí độc phát tán nặng thêm.
- Nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm: cần làm sạch ao bằng các chế phẩm sinh học, kiểm soát lại lượng thức ăn tránh để dư thừa tồn đọng chất thải. Đầu tư máy hút bùn để loại bỏ các chất thải ra khỏi đáy ao…
3. Cách xử lý nước nuôi tôm bị đục
Nếu kiểm tra thấy độ đục của ao nuôi có sự chênh lệch quá lớn, người nuôi cần khắc phục ngay. Có thể tham khảo cách xử lý theo phương pháp sau:
- Khi độc trong nước cao. Thông thường thay nước là phương pháp bà con hay nghĩ đến tuy nhiên không phải thay lúc nào cũng được mà phải canh thời điểm để thay.
- Ngoài ra, để xử lý những chất lơ lửng trong ao nuôi tôm, người nuôi có thể sử dụng nhôm sunfat để lắng tụ hay dùng thực vật phù du cho sự kết đông và bón phân cũng giúp kích thích sự phát triển cũng những loại thực vật nổi, từ đó các tế bào thực vật sẽ lấy đi những hạt đất sét
- Nếu độ đục trong ao nuôi thấp, cần kiểm tra lại độ pH. Trong trường hợp độ pH thấp cần được bón thêm vôi kết hợp với bón phân, sử dụng hóa chất gây màu nước nhằm cung cấp chất dinh dưỡng đồng thời để tảo phát triển để tăng độ đục đến mức tiêu chuẩn.
- Gom các chất thải, tránh sự khuấy động trong ao, loại bỏ các chất thải ra khỏi ao nuôi. Quản lý tốt lượng thức ăn và màu nước trong ao nuôi
- Nếu ao tôm duy trì được thông số ổn định của độ pH, độ đục, oxy hòa tan,… sẽ giúp tình trạng stress ở tôm giảm thiểu, tránh dịch bệnh, tiết kiệm thời gian, chi phí, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tìm hiểu thêm: Các chỉ tiêu trong ao nuôi tôm mà nông dân không thể bỏ qua
Công ty Thiên Tuế vừa chia sẻ những thông tin về quy trình xử lý nước cơ bản trong ao nuôi tôm đến bà con. Với những phương pháp trên sẽ giúp bà con giảm bớt phần nào gánh nặng trong việc nuôi tôm cũng như hạn chế rủi ro thiệt hại về kinh tế trong suốt quá trình nuôi.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

clorin là chất tẩy tôi thấy hay dùng trong hồ bơi. Dùng cho ao tôm có ảnh hưởng lên tôm nhiều không?
tôm bị đen mang là do nước ô nhiễm hay nguyên do nào khác