Độ kiềm trong ao nuôi tôm, hệ đệm quan trọng nhất trong ao nuôi

do-kiem-trong-ao-nuoi-tom

Tóm tắt ý chính

  • Độ kiềm có thể được xem là hệ đệm quan trọng nhất trong ao nuôi do có mối liên hệ mật thiết đến sự ổn định của pH trong nước và quá trình lột xác của tôm.
  • Đối với ngành thuỷ sản, độ kiềm phụ thuộc vào mức độ phát triển của tảo và các sinh vật khác có trong nước như ốc, sò, vẹm, hến hay động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, quá trình lột vỏ của tôm, tần suất thay nước và hoạt động bổ sung bicarbonate của người nuôi.
  • Nếu tình trạng độ kiềm thấp hơn so với mức quy định diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến độ pH biến động và gây stress trên tôm, tôm tăng trưởng chậm hoặc thậm chí có thể làm tôm suy yếu dần rồi chết hàng loạt.
  • Với các ao nuôi tôm vốn có độ mặn cao, độ kiềm thấp hoặc các động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phát triển mạnh mẽ thì người nuôi cần phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm để có phương hướng điều chỉnh nước trong ao tôm sao cho thích hợp.
  • Khi thấy độ kiềm tăng cao CaCO3 >200 mg/l, kết hợp với độ pH lớn hơn 8,5 ngăn cản quá trình lột vỏ của tôm thì nguyên nhân có thể là do.

Độ kiềm có thể được xem là hệ đệm quan trọng nhất trong ao nuôi do có mối liên hệ mật thiết đến sự ổn định của pH trong nước và quá trình lột xác của tôm. Độ kiềm càng cao chứng tỏ độ pH của nước càng ổn định. Tuy nhiên, nếu độ kiềm thấp đi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột vỏ và sự sinh trưởng của tôm nuôi.

Vậy làm thế nào để độ kiềm được ổn định? Phương pháp kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì? Chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến cho bà con những thông tin bổ ích để trả lời cho những thắc mắc trên.

1. Độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì?

Độ kiềm là khả năng đệm pH của nước hay nói cách khác là khả năng trung hoà axit của nước trong đó carbonate CO32-, bicarbonate HCO3–, là 2 bazơ phổ biến nhất và là thành phần chính của kiềm.

do-kiem-trong-ao-nuoi-tom

Độ kiềm trong ao nuôi tôm

Đối với ngành thuỷ sản, độ kiềm phụ thuộc vào mức độ phát triển của tảo và các sinh vật khác có trong nước như ốc, sò, vẹm, hến hay động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, quá trình lột vỏ của tôm, tần suất thay nước và hoạt động bổ sung bicarbonate của người nuôi.

Ngưỡng lý tưởng của độ kiềm nằm trong khoảng 120-180 mg CaCO3/l đối với tôm thẻ chân trắng và từ 80-120 mg CaCO3/l đối với tôm sú. Người nuôi cần kiểm tra độ kiềm khoảng 3-4 ngày một lần hoặc sau khi mưa lớn xảy ra.

Nếu tình trạng độ kiềm thấp hơn so với mức quy định diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến độ pH biến động và gây stress trên tôm, tôm tăng trưởng chậm hoặc thậm chí có thể làm tôm suy yếu dần rồi chết hàng loạt.

Với các ao nuôi tôm vốn có độ mặn cao, độ kiềm thấp hoặc các động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phát triển mạnh mẽ thì người nuôi cần phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm để có phương hướng điều chỉnh nước trong ao tôm sao cho thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Oxy nuôi tôm, yếu tố quan trọng bậc nhất trong ao nuôi tôm

2. Nguyên nhân độ kiềm mất cân bằng

2.1. Nguyên nhân độ kiềm giảm

Một số nguyên nhân khiến độ kiềm trong ao nuôi xuống thấp có thể kể đến như:

  • Do nguồn nước có độ kiềm thấp, độ mặn cao
  • Do ốc, sò, hến, động vật nhuyễn thế 2 mảnh vỏ ăn tảo sau đó hấp thụ muối carbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống.
  • Đáy ao bị nhiễm phèn. Cần phải tuân thủ các yêu cầu khi cải tạo ao phèn để giảm tối đa lượng axit hòa tan từ đáy ao vào nước làm giảm pH và kiềm.
  • Ao nuôi tôm bị đóng rong. Đối với trường hợp này cần phải xử lý rong thì mới nâng kiềm.
  • Các ao nuôi có độ kiềm quá thấp (dưới CaCO3 < 50 mg/l) thường rất khó để gây màu nước.

do-kiem-mat-can-bang-do-dau

Độ kiềm mất cân bằng do đâu?

2.2. Nguyên nhân độ kiềm tăng

Khi thấy độ kiềm tăng cao CaCO3 >200 mg/l, kết hợp với độ pH lớn hơn 8,5 ngăn cản quá trình lột vỏ của tôm thì nguyên nhân có thể là do:

  • Hàm lượng kim loại nặng và phèn trong ao quá cao, vôi hóa lớp vỏ bên ngoài làm tôm nuôi chậm lột xác dẫn đến tôm mất nhiều thời gian để phát triển và tách đàn.
  • Mức độ tảo trong ao quá cao, khi tảo thực hiện quá trình quang hợp sẽ khiến độ kiềm tăng nhanh (pH >9)
  • Do bà con bón vôi quá nhiều, nước cấp có độ kiềm cao.
  • Trong trường hợp độ kiềm tăng quá cao (pH > 8.5) có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải điều chỉnh lại độ kiềm ngay lập tức để tránh rủi ro.

3. Làm thế nào để kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm?

3.1. Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

  • Loại bỏ ốc, sò, vẹm, hến, động vật nhuyễn thể 2 mảnh cho ao nuôi (sử dụng các loại thuốc đặc trị có liều lượng chỉ định rõ ràng).
  • Khi phát hiện ao đóng rong, nhiều tảo thì có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để cắt tảo, ổn định màu nước. Sau đó 2 ngày bắt đầu xử lý đáy ao và hấp thu khí độc do xác rong tảo chết phân hủy.
  • Thay nước từ 5 – 10%/ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao hoặc có thể bón vôi CaCO3 để tăng độ kiềm cho ao nuôi.

bon-voi-tang-do-kiem-cho-ao-nuoi

Bón vôi tăng độ kiềm cho ao nuôi

3.2. Cách giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm

Thay nước trong ao nuôi, sử dụng EDTA 2kg / 1000m3 trong 2 ngày liên tục với chu kỳ 5 ngày/lần nếu có sử dụng nước ngầm, tạt khoáng 2 – 5kg/ 1000m3 để kích thích tôm lột xác tạo lớp vỏ mới.

4. Ảnh hưởng của độ kiềm lên năng suất sinh học trong ao tôm

Khi độ kiềm thấp, một vài thành phần hoá học cần thiết cho sự phát triển của vi tảo trong ao tôm bị thiếu hụt. Hướng điều chỉnh trong trường hợp này chính là cần phải bón vôi để nâng cao độ kiềm, góp phần làm gia tăng hàm lượng photpho cần thiết cho sự phát triển của vi tảo.

Tìm hiểu thêm: Các chỉ tiêu trong ao nuôi tôm mà nông dân không thể bỏ qua

5. Kết luận

Khi bắt đầu nuôi tôm, bà con nên quan tâm đến độ kiềm bởi đây là một yếu tố rất quan trọng trong ao nuôi. Hàng tuần, bà con nên kiểm tra độ kiềm trong ao nuôi tôm của mình.

Đặc biệt là ở những ao có độ mặn thấp hoặc nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc các động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phát triển mạnh thì bà con càng phải chủ động kiểm tra thường xuyên hơn nữa để có phương án xử lý kịp thời.

Một điều quan trọng không kém là bà con phải nắm vững được kiến thức kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm, cách làm tăng hoặc giảm độ kiềm và những vấn đề liên quan khác. Khi thực hiện tốt giai đoạn này, những rủi ro trên tôm sẽ bị đẩy lùi và sức đề kháng của tôm được nâng cao, tiến đến một mùa vụ bội thu cho bà con.

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17    |     Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17

Email: thientue.net.vn@gmail.com

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn & Thuốc thủy sản

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn và Chế phẩm, Thuốc thủy sản.

Nguyên liệu sản xuất
Thức ăn chăn nuôi

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y.

cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế
THIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
Xin chào quý khách! Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất Thực phẩm chức năng, Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y - thủy sản hàng đầu Việt Nam. Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.
Xin cám ơn quý khách!

cong-cty-co-phan-duoc-pham-thien-tue-logo-white-background
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên TuếTHIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANYXin chào quý khách!Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng và thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.Xin cám ơn quý khách!
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Anh Tú
Anh Tú
Khách

sử dụng gì để diệt ốc đinh với hến, vẹm vậy ad?

Ngọc Phước
Ngọc Phước
Khách

sau khi diệt ốc và mấy con nhuyễn thể lỡ tôm ăn phải xác của chúng thì làm sao?

Thành Trung
Thành Trung
Khách

thay nước ao nhiều quá thì tôm có bị sốc không ad

Trí Trần
Trí Trần
Khách

rải vôi thời điểm nào cũng được hay buổi trưa vậy

Hotline: 08888.315.17
Zalo: 08888.315.17