Tóm tắt ý chính
- Khi hiểu được bản chất của ốc đinh và cách diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm sẽ giúp người nuôi loại bỏ sinh vật này một cách hiệu quả mà không gây nguy hiểm cho tôm.
- Ở các ao tôm, ốc đinh sinh sản mạnh nhất trong mùa mưa và được thấy nhiều tại những ao tôm có mực nước thấp hoặc những ao nuôi cải tạo chưa kỹ.
- Ốc đinh làm ảnh hưởng đến độ kiềm và pH trong ao nuôi do chúng hấp thụ khoáng và kiềm để nuôi vỏ, dẫn đến hiện tượng mềm vỏ tôm, tôm không có đủ sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm hại và gây bệnh trên tôm.
- Do đó, bà con nuôi tôm cần lưu ý tiến hành phòng ngừa và thực hiện các biện pháp diệt ốc đinh trong ao tôm ngay khi phát hiện thấy chúng trong ao.
- Nếu khi cấp nước vào ao nhưng vẫn còn thấy ốc đinh thì tiến hành xả nước, xử lý tại ao bằng cách sử dụng thuốc diệt ốc đinh hay đồng sunfat và thực hiện lại các quy trình cấp nước vào ao.
Ốc đinh thường xuất hiện vào mùa mưa trong ao nuôi tôm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước trong ao nuôi, gây ra các bệnh nguy hiểm như cong thân thậm chí là chết tôm. Khi hiểu được bản chất của ốc đinh và cách diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm sẽ giúp người nuôi loại bỏ sinh vật này một cách hiệu quả mà không gây nguy hiểm cho tôm.
Ở bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm công ty Thiên Tuế sẽ hướng dẫn bà con phương pháp loại trừ ốc đinh để có một vụ nuôi an toàn và thành công.
1. Tại sao phải diệt ốc đinh trong ao tôm?
Ốc đinh (ốc hút) là sinh vật nhuyễn thể có vỏ hình xoắn ốc, kích thước khá nhỏ chỉ từ 1 – 2cm. Ốc đinh thường tập trung ở các ven bờ vùng nước mặn hoặc nước lợ. Ở các ao tôm, ốc đinh sinh sản mạnh nhất trong mùa mưa và được thấy nhiều tại những ao tôm có mực nước thấp hoặc những ao nuôi cải tạo chưa kỹ.
Ốc đinh
Khi chưa phát triển quá nhiều, ốc đinh chưa ảnh hưởng đến tôm quá nhiều, thâm chí chúng là thức ăn mà tôm thích ăn. Tuy nhiên, khi mật độ tăng cao, chúng sẽ gây ra một số điều nguy hại sau:
- Thức ăn của tôm bị ốc đinh cạnh tranh dẫn đến lượng thức ăn cho tôm bị thiếu hụt.
- Ốc đinh làm ảnh hưởng đến độ kiềm và pH trong ao nuôi do chúng hấp thụ khoáng và kiềm để nuôi vỏ, dẫn đến hiện tượng mềm vỏ tôm, tôm không có đủ sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm hại và gây bệnh trên tôm.
- Ốc đinh là sinh vật chứa nhiều mầm bệnh gây hại cho tôm như EHP, hoại tử gan tụy, nếu tôm ăn nhiều có nguy mắc phải các mầm bệnh và chết hàng loạt
Do đó, bà con nuôi tôm cần lưu ý tiến hành phòng ngừa và thực hiện các biện pháp diệt ốc đinh trong ao tôm ngay khi phát hiện thấy chúng trong ao.
2. Cách diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm
2.1. Giai đoạn chuẩn bị ao nuôi
- Bước cải tạo ao nuôi cần hết sức lưu ý. Bà con sử dụng vôi bột CaO với liều lượng khoảng 300kg/ha tạt quanh ao, đặc biệt là những nơi có nhiều ốc và bùn. Ngoài ra, ao cần được cải tạo một cách kỹ lưỡng.
- Cấp nước vào ao lắng qua lưới lọc để đảm bảo lọc hết các loài thiên địch, chất thải dư thừa có trong nước.
- Khi nước vào ao lắng cần được ngâm khoảng 7 ngày để ấu trùng nở sau đó sử dụng hóa chất xử lý nước ao tôm để diệt ấu trùng. Sau đó, đưa nước vào ao và diệt khuẩn. Đợi cho nước hết chất diệt khuẩn thì lọc nước qua màng lọc để giữ lại các sinh vật còn sót trong ao.
- Nếu khi cấp nước vào ao nhưng vẫn còn thấy ốc đinh thì tiến hành xả nước, xử lý tại ao bằng cách sử dụng thuốc diệt ốc đinh hay đồng sunfat và thực hiện lại các quy trình cấp nước vào ao.
Cách diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm
2.2. Cách phòng và diệt ốc đinh ở giai đoạn nuôi tôm
Để phòng ngừa ốc đinh ở giai đoạn nuôi tôm, bà con nên:
- Cải tạo ao thật tốt để tiêu diệt hết ốc rồi bón vôi phơi khô ao.
- Sử dụng lưới lọc nước cẩn thận trước khi cấp vào ao.
- Nước được để trong ao lắng 5-7 ngày cho trứng và ấu trùng nở ra hết sau đó, xử lý nước bằng Chlorine 10-15. Sau đó để chờ 24-48h bơm sang ao nuôi, chú ý trước khi bơm phải bắt tôm vào thử đảm bảo các chất này đã phân huỷ hoặc bay hơi hết.
- Nếu trước khi thả phát hiện vẫn còn ốc trong ao thì phải thay nước rồi xử lý đáy ao
- Trong quá trình nuôi, nếu có ốc phải tìm cách vớt định kỳ
Khi phát hiện trong ao có ốc đinh, bà con không nên sử dụng hóa chất để diệt chúng do hóa chất sẽ ảnh hưởng tới tôm. Ngoài ra khi chết, xác của chúng sẽ phân huỷ gây ô nhiễm nước và gây hại cho tôm nếu ăn phải
Thay vào đó, bà con nên thực hiện các biện pháp thủ công giúp giảm lượng ốc đinh trong ao nuôi tôm như sau:
- Bà con nên theo dõi tập tính của loài ốc này xem chúng hoạt động nhiều nhất vào thời điểm nào. Sau đó thử thả mồi nhử và sử dụng cây cào sò để bắt chúng lại. Lưu ý tuyệt đối không tác động đến phần đáy ao vì như vậy sẽ làm các khuấy động các chất thải trong nước gây hại cho tôm.
- Bà con cũng có thể sử dụng các công cụ như vó cho thức ăn vào trong để thu hút ốc bám vào rồi vớt ra. Cách này cần được thực hiện dần để đảm bảo an toàn cho tôm nuôi.
- Loài ốc này có đặc tính là thích bám vào giá thể như tre vì thế chúng ta có thể đặt một số tấm tre quanh bờ để loại bỏ chúng một cách dễ dàng, thực hiện hàng tuần sẽ hết. Cách này nhìn chung cũng khá hiệu quả trong các ao nuôi tôm.
Bên cạnh đó, bà con nên bổ sung thêm cho tôm các sản phẩm diệt khuẩn tự nhiên bổ sung lợi khuẩn để tôm có sức đề kháng chống lại các mầm bệnh nếu tôm ăn phải trong ao. Ngoài ra, nên tăng cường sử dụng vi sinh trong nước để giảm tác động của môi trường và dịch bệnh đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 0364584640
Email: pnn.uyen@thientue.net.vn
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -