Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm từ lâu luôn được bà con quan tâm hàng đầu. Việc sử dụng các chất diệt khuẩn trong ao nuôi tôm để ngăn chặn dịch bệnh là yếu tố rất quan trọng quyết định sự sống còn của ao tôm. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều lượng không đúng với quy định sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của tôm. Hãy cùng chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế tìm hiểu về cách diệt khuẩn trong ao nuôi tôm nhé !
1. Tại sao phải diệt khuẩn trong ao nuôi tôm?
Môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến việc thành công của một vụ nuôi. Đây là khâu xử không thể bỏ qua trong nuôi tôm. Các sản phẩm xử lý nước thường có các công dụng như sau:
- Tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, vi khuẩn còn sót lại của các vụ trước trong ao.
- Khử trùng nguồn nước trước khi được cấp vào ao nuôi.
- Tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm hấp thụ nhanh chóng, giảm nhẹ chi phí thức ăn và tăng cao năng suất.
- Thuốc diệt khuẩn còn dư được sử dụng để xử lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường, giữ lại nguồn nước sạch cho các mùa vụ tiếp theo.
Cách diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
2. Tiêu chí chọn chất diệt khuẩn phù hợp
Bà con nuôi tôm cần lưu ý những tiêu chí sau khi chọn chất diệt khuẩn:
- Nắm rõ cơ chế hoạt động và công dụng của chất đó lên mầm bệnh
- Hoạt động diệt khuẩn có bị tác động bởi các chất hữu cơ hay không?
- Mất bao lâu thì chất diệt khuẩn phát huy công dụng và bảo vệ tôm.
- Tác dụng diệt khuẩn kéo dài trong bao lâu
3. Cách diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
3.1. Diệt khuẩn theo giai đoạn
Giai đoạn này bà con sẽ phơi ao trong 03 ngày và bón vôi xung quanh ao nhằm diệt khuẩn ao nuôi. Thông thường người nuôi nên diệt khuẩn trước ngoài ao lắng bằng các sản phẩm có chứa : Thuốc tím KMnO4, Clorine để sát trùng nguồn nước tiêu diệt các mầm bệnh gây hại cho tôm. Các chất này cần được sử dụng từ 3 – 5 ngày trước khi bơm nước vào ao để thả giống nhằm đảm bảo an toàn cho tôm. Trong thời gian xử lý này khi lượng thuốc diệt khuẩn phân hủy thì tiến hành gây màu nước và bổ sung vi sinh rồi mới thả tôm.
Sử dụng thuốc tím để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
3.2. Diệt khuẩn từ lúc thả đến 45 ngày
Lúc này, tôm mới thả nên còn nhỏ và sức đề kháng còn khá yếu. Bà con nên hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc diệt khuẩn vì tôm rất dễ bị sốc thuốc, quan sát tình hình sức khỏe của tôm và sự phát triển để cân đối liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Tránh tình trạng làm tôm sốc thuốc diệt khuẩn.
Trong giai đoạn này tảo và các sinh vật phù du trong ao đóng vai trò rất quan trọng, đây là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cũng như cung cấp Oxy hòa tan cho ao nuôi. Diệt khuẩn trong giai đoạn này làm giảm lượng thức ăn tự nhiên của tôm khiến tôm chậm phát triển. Sau khi diệt khuẩn cần lựa chọn biện pháp bổ sung thêm vi sinh để giữ tảo và ổn định lại nguồn nước ao nuôi.
Trong giai đoạn này nếu thật sự cần thiết thì mới nên dùng thuốc diệt khuẩn vì đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của tôm.
3.3. Diệt khuẩn từ 45 ngày đến thu hoạch
- Sau 45 ngày, tôm bắt đầu có sức chống chịu cao hơn với thuốc diệt khuẩn nhưng việc diệt khuẩn ao nuôi tôm ở giai đoạn này cũng cần cẩn trọng vì có thể diệt đi lượng tảo và vi sinh vật phù du trong ao nuôi ảnh hưởng tới tôm.
- Đọc kỹ hướng dẫn và liều dùng khi sử dụng thuốc diệt khuẩn hay sát trùng trong giai đoạn này.
- Sau khi diệt khuẩn cần bổ sung vi sinh có lợi lại ao nuôi bằng cách sử dụng các loại men vi sinh như EM để ổn định lại môi trường nước và tảo trong ao nuôi giúp tôm nhanh chóng phục hồi
- Ở giai đoạn cuối trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng Chlorine để xử lý, vì các chất này sẽ tồn dư trong tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm khi xuất khẩu.
Việc diệt khuẩn trong ao nuôi chỉ mang tính chất tạm thời, vì mầm bệnh sẽ bộc phát lại ngay khi gặp điều kiện thuận lợi như: Môi trường nước bẩn, thức ăn dư thừa nhiều, khí độc tồn tại trong ao nhiều…Vì thế nên chúng ta cần ưu tiên việc kiểm soát môi trường nước tốt để tôm luôn khỏe mạnh tránh khi tôm bị nhiểm khuẩn hoặc bệnh mới tìm biện pháp chữa trị.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc diệt khuẩn cho ao tôm
- Trong giai đoạn dưới 45 ngày tuổi, tảo và các vi sinh vật phù du trong ao đóng vai trò rất quan trọng. Nên sau 48 giờ diệt khuẩn cần lựa chọn biện pháp sử dụng vi sinh để cấy tảo và ổn định lại nguồn nước ao nuôi
- Đối với tôm trên 45 ngày tuổi sau khi diệt khuẩn 2 ngày cần bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi bằng cách sử dụng men vi sinh để ổn định lại môi trường nước và tảo trong ao nuôi giúp tôm nhanh chóng phục hồi.
- Sử dụng thuốc diệt khuẩn vào buổi sáng để đạt hiệu quả tối đa.
- Định kỳ diệt khuẩn nửa tháng 1 lần
- Hạn chế sử dụng chất diệt khuẩn khi tôm còn nhỏ tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm
- Ở giai đoạn gần ngày thu hoạch bà con không nên dùng Chlorine và BKC để xử lý, vì các chất này sẽ gây dư trong tôm.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

cho tôi hỏi dùng bkc 80% diệt khuẩn được không
theo tôi biết, có thể dùng cuso4 để diệt khuẩn nhưng liều lượng phải cân đối nếu không thì lại phản tác dụng gây chết tôm đúng không ad?