Nuôi tôm thẻ chân trắng là lựa chọn rất phổ biến đối với bà con nuôi tôm hiện nay. Bởi lẽ hiệu quả kinh tế mà loài tôm này mang lại là khá cao và quy trình nuôi đã được nhiều người áp dụng nên có rất nhiều tư liệu cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho bà con. Vậy nhưng cách định lượng thức ăn và các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng không phải là điều ai cũng nắm rõ được.
Qua bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ giới thiệu các loại thức ăn cho tôm thẻ và cách định lượng chúng để bà con hiểu rõ hơn về cách nuôi loài tôm này.
1. Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng được chia làm 3 loại như sau
- Thức ăn tự nhiên: các sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ dưới nước
- Thức ăn công nghiệp: do những nhà máy chế biến, công ty sản xuất ra
- Thức ăn tự chế: do người nuôi tôm tự chế biến và pha trộn từ các nguồn nguyên liệu có sẵn như cá tạp, ốc, phụ phẩm trong nông nghiệp.
Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
2. Lưu ý khi định lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Ở mỗi một giai đoạn của tôm thẻ chân trắng, cần xác định lượng thức ăn phù hợp chứ không phải sẽ cho ăn như nhau ở tất cả các giai đoạn
Để tính toán xác định lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng cần chú ý tới 2 giai đoạn sau:
- Giai đoạn thứ nhất là 30 ngày đầu khi mang tôm giống về
- Giai đoạn thứ 2 là sau 30 ngày
Cách cho ăn của 2 giai đoạn này khác nhau, cụ thể:
2.1. Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng trong tháng đầu tiên
Trong 30 ngày đầu tiên, để xác định được chính xác sức ăn của tôm như thế nào, bà con nên cho tôm ăn thức ăn công nghiệp với số lượng ít hơn hướng dẫn của nhà sản xuất. Mỗi ngày nên chia ra làm 3 – 4 cử để cho ăn.
- Đầu tiên, bà con nên tính toán lượng thức ăn cho tôm dựa theo trọng lượng, sau đó chia theo số bữa ăn 1 ngày. Đặc biệt nếu ao nuôi của bà con còn nhiều tạp chất, sinh vật phù du, lượng thức ăn trên thực tế nên nhỏ hơn lượng in trên bao bì. Như vậy sẽ giúp ao tránh tình trạng thừa thức ăn, làm phát sinh khí độc khiến tôm chết.
- Trung bình tổng số lượng thức ăn cho 10.000 con tôm thẻ chân trắng trong 1 tháng là khoảng 16kg.
- Ngày đầu tiên, lượng thức ăn cho tôm là khoảng 500g
- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, mỗi ngày tăng thêm 100g.
- Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, mỗi ngày tăng thêm 200g.
- Từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 30, mỗi ngày cho ăn tăng thêm 300g.
Tôm thẻ chân trắng
Trong 30 ngày đầu, bà con nên lưu ý cách cho ăn và kiểm soát thức ăn như sau:
- Lưu ý kiểm soát thức ăn cho tôm thẻ chân trắng chặt chẽ, quan sát kỹ ruột tôm trước khi điều chỉnh lượng thức ăn.
- Theo dõi và đánh giá tình hình chất lượng nước và có giải pháp xử lý thức ăn thừa, chất thải hữu cơ kịp thời, điều này sẽ đảm bảo ao nuôi không bị ô nhiễm và sức khỏe của tôm cũng an toàn, không bị tác động.
- Từ ngày 7 đến ngày thứ 10 sau khi thả, cho tôm ăn cách bờ 3m, dùng thức ăn ở dạng bột mịn trộn với nước rồi mới tạt xuống ao, và tắt quạt nước trước khi thả thức ăn.
- Từ ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho ít thức ăn cỡ nhỏ vào để cho tôm làm quen, đồng thời cũng dễ tính lượng thức ăn dư hơn.
- Bắt đầu từ ngày thứ 15, bà con có thể bổ sung các chất cung cấp vitamin và khoáng chất cho tôm với liều lượng của nhà sản xuất đã chỉ dẫn để tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho tôm.
- Nếu cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, đường ruột tôm sẽ có màu đen, nghĩa là lượng thức ăn đang thiếu nên tôm phải ăn mùn bã hữu cơ hoặc ăn cả phân của chúng.
2.2. Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng sau tháng đầu tiên
Từ tháng thứ 2 trở đi, việc cho tôm ăn cần được kiểm soát và quản lý chặt chẽ để cho hiệu suất cao nhất. Những thông số bà con cần nắm để định lượng thức ăn phù hợp thả xuống cho tôm:
- Số lượng tôm giống thả xuống
- Số lượng tôm trung bình
- Tỉ lệ sống sót còn lại
Trong những tháng tiếp theo, việc quản lý thức ăn không còn giống như ước tính của tháng đầu. Bà con cần đánh giá được trọng lượng thực của đàn tôm trong ao nuôi mới có thể kiểm soát đúng lượng thức ăn cần thả.
- Quản lý thức ăn cho tôm theo trọng lượng rõ ràng. Cách tính: trọng lượng thức ăn cần thả xuống ao được tính theo phần trăm so với trọng lượng tổng số tôm có trong ao.
- Tiếp đến, bà con lấy tổng lượng thức ăn tính được chia ra làm 4 thời điểm để cho tôm thẻ ăn:
- Lần 1 (25%): cho ăn vào khoảng 8h30 sáng
- Lần 2 (20%): cho ăn vào khoảng 1h chiều
- Lần 3 (25%): cho ăn vào khoảng 5h30 chiều
- Lần 4 (30%): cho ăn vào khoảng 8h tối
- Từ những tháng tiếp theo trở đi, bà con nên chia thức ăn cho tôm thẻ chân trắng thành 2 – 3 bữa/ngày, cho ăn vào lúc điều kiện ao nuôi tốt nhất với ánh sáng đầy đủ.
3. Điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm thẻ theo điều kiện thực tế
Không chỉ nghiên cứu, tính toán lượng thức ăn phù hợp cho tôm thẻ chân trắng ở từng giai đoạn, mà bà con còn phải liên tục theo dõi để cân đối lại lượng thức ăn cho tôm dựa theo thực tế.
Sau khi cho thức ăn vào sàng, sau mỗi 2 – 3 tiếng nên kiểm tra một lần. Việc này sẽ giúp bà con nắm được sức ăn của tôm và điều chỉnh được lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu mà tôm cần.
Việc kiểm tra sức ăn của tôm thẻ chân trắng không quá khó. Bên cạnh việc quan sát thức ăn thừa, bà con có thể biết được tôm đã ăn no hay chưa thông qua cách quan sát cơ thể tôm.
Tôm thẻ chân trắng có lớp vỏ trắng trong và mỏng,dễ dàng thấy rõ đường ruột của tôm đầy hay rỗng. Nếu thấy tôm bị rỗng ruột thì bà con cần lập tức kiểm tra các yếu tố về môi trường, loại thức ăn cho tôm,… để biết nguyên nhân tôm bỏ ăn. Đồng thời, quan sát màu thức ăn trong đường ruột tôm cũng sẽ giúp bà con đánh giá được nên điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau như thế nào.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -
