Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi dẫn đến tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ngày càng gia tăng. Tình trạng đã được cảnh báo từ lâu khi việc người dân lạm dụng thuốc kháng sinh để dùng trong chăn nuôi gây nhiều tác hại lớn cho chính nền sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của con người.
1. Tình hình chung việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay
Vào những năm 1950, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu đưa kháng sinh vào sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm và các sinh vật thủy hải sản. Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn đã cho kết quả chăn nuôi rất khả quan.
Tỷ lệ mắc bệnh giảm, vật nuôi tăng trưởng tốt, thu hoạch đạt kết quả cao. Các nhà máy sản xuất thì hân hoan với một áp dụng tiến bộ mới, người dân thì hân hoan với kết quả bội thu.
Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, đến khoảng những năm 2000, các nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ rằng: nguyên nhân dẫn tới hiện trạng tỷ lệ mắc bệnh nan y trong người dân ngày càng tăng, tỷ lệ sử dụng thuốc chữa bệnh hiệu quả ngày càng giảm.
Người ta nghi ngờ rằng nguyên nhân có thể đến từ nguồn thức ăn đưa vào cơ thể. Vì thế các nhà khoa học đã vào cuộc.
Theo công bố của một số kết quả nghiên cứu, kháng sinh được sử dụng tràn lan trong thức ăn cho lợn và gia cầm và tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt là phổ biến. Các nghiên cứu đều cho rằng hầu hết các cơ sở chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý, sử dụng theo kinh nghiệm.
Một số cơ sở chăn nuôi không ngưng thuốc đúng quy định để cho cơ thể vật nuôi đào thải hết kháng sinh trong cơ thể, bán tháo khi điều trị không hiệu quả.
Từ đó dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm cao gấp hàng chục tới hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn quốc tế (CODEX).
Nhiều nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tình trạng nhờn thuốc của các vi khuẩn gây bệnh với tỷ lệ rất cao, chính vì thế mà dịch bệnh thường xuyên xảy ra và một số loại kháng sinh đặc hiệu cho một số bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa đã không còn tác dụng nữa.
Các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến như E. coli, Salmonella, Staphylococcus, Streptococcus…đã kháng lại hầu hết các kháng sinh thông thường như penicillin, erythromycin, ampicillin, tetracycline, streptomycin.
Theo thông báo của Bộ Y tế (tháng 7/2003), tình trạng lờn thuốc kháng sinh hiện nay rất trầm trọng, có tới 97,9% vi khuẩn lờn penicillin, 71% lờn tetracyclin, 61,6% lờn erythromycin, 20% vi khuẩn lờn norfloxacin.
Theo thống kê, có 75% kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi nước ta được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Do đó, nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do.
Ở nước ta, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia cầm và lợn rất nhiều. Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030.
2. Hiện tượng lạm dụng kháng sinh
Ở Việt Nam, thực tế việc sử dụng quá liều hoặc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi còn tệ hơn do thực thi pháp luật và giám sát sử dụng kháng sinh còn hạn chế. Nhiều trang trại trộn thẳng kháng sinh vào thức ăn để kích thích vật nuôi tăng trưởng nhanh, giảm tiêu hao thức ăn, sản phẩm bắt mắt, tăng lợi nhuận mà không quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamin sẽ giúp vật nuôi mau lớn, phát triển cơ, làm màu thịt đỏ tươi hơn nhưng tiềm ẩn tác hại khó lường với sức khỏe con người. Kết quả khảo sát của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vào năm 2017 tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên diễn ra thường xuyên 1-3 lần/tháng.
Xem thêm L-Carnitine hoạt chất tạo nạc thần kì thay thế chất cấm salbutamol
Gần đây nhất là tại hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý kháng sinh và phòng chống kháng sinh trong chăn nuôi, do Bộ NN-PTNT phối hợp với các tổ chức FAO, USAID tổ chức, các chuyên gia nhấn mạnh việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam.
3. Nhận thức về việc sử dụng kháng sinh của người chăn nuôi
Theo khảo sát của Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững, khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ lời khuyên cán bộ, bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y; số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm.
Các loại kháng sinh được nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng là: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin.
Việc lạm dụng kháng sinh cho người để sử dụng trong vật nuôi, nuôi trồng thủy hải sản đang rất phổ biến khi người dân cho rằng sử dụng kháng sinh y tế chữa bệnh cho động vật nuôi sẽ hiệu quả hơn.
Việc kháng kháng sinh ở vật nuôi và tồn dư kháng sinh ở thịt gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới đời sống cũng như sức khỏe của con người.
Những loại kháng sinh dùng cho vật nuôi đã bị vi khuẩn kháng lại rồi thì khi sử dụng cho người hiệu quả cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu không muốn nói là không hiệu quả (kể cả khi người bệnh chưa sử dụng loại kháng sinh đó bao giờ).
Thế giới 30 năm gần đây chưa nghiên cứu ra được loại kháng sinh mới nào. Chính vì thế việc loại bỏ kháng sinh ra khỏi thức ăn gia súc và hiện tượng tồn dư kháng sinh trong thịt càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu để hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
4. Mục đích của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Kháng sinh được dùng trong chăn nuôi với nhiều mục đích như kích thích vật nuôi tăng trưởng nhanh, giảm thấp tiêu hao thức ăn hay giúp vật nuôi có bề ngoài bắt mắt, tăng lợi nhuận.
Ở nhiều trang trại thuốc kháng sinh được sử dụng với một lượng lớn để trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Một số loại kháng sinh trong chăn nuôi có thể giúp vật nuôi mau lớn, chuyển hóa làm tiêu mỡ, tăng khối lượng cơ, làm màu thịt đỏ tươi hơn. Ngoài ra kháng sinh còn được bổ sung trực tiếp vào thức ăn, nước uống để phòng ngừa bệnh thường gặp như các bệnh đường ruột, hô hấp…
5. Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Việc bổ trợ thường xuyên một lượng kháng sinh trong chăn nuôi với liều thấp vào thức ăn, nước uống giúp diệt vi khuẩn có hại, làm giảm chi phí thức ăn, tăng khả năng hấp thụ, giúp vật nuôi tăng trưởng đã từng được cho là giải pháp tốt, nhưng hiện nay nhiều nước trên thế giới đã hạn chế, kiểm soát hoặc cấm sử dụng vì những tác động tiêu cực của nó.
Vòng tuần hoàn của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi – con người cuối cùng cũng sẽ lãnh hậu quả
Sử dụng nhiều kháng sinh trong chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như xảy ra phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh và một số bệnh khác như ung thư, luyến ái,..
Xem thêm Tác hại của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Việc tích cực loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi sẽ là một công việc khó khăn. Tuy nhiên quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi, quan tâm đến sức khỏe chung của cộng đồng lại là một điều quan trong hơn cả. Vì vậy ngay từ bây giờ hãy đặt mục tiêu để sử dụng kháng sinh một cách hợp lý.
6. Một số biện pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã cho rất đời rất nhiều biện pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả tích cực và an toàn với con người, tiến tới một tương lai nông nghiệp bền vững cho nhân loại.
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam có đề tài “NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỊT LỢN AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CAO” với chủ đề tài là PGS. TS Lã Văn Kính. Ông cùng các cộng sự đã tiến hành nhiều thí nghiệm với hoạt chất Berberin và đưa ra kết luận:
- Theo kết quả kháng sinh đồ cho thấy khả năng kháng khuẩn của berberin trong chế phẩm phòng bệnh tiêu chảy cho vật nuôi.
- 100 % số mẫu kiểm tra cho thấy Berberin nhạy đối với vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococcus và Staphylococcus.
- Tất cả các mẫu sản phẩm là thịt, gan, thận lợn đều không có tồn dư các kháng sinh thảo dược sau 3-7 ngày ngừng sử dụng berberin và giết mổ.
- Các chế phẩm thảo dược cho kết quả rất triển vọng trong việc sử dụng berberin thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Chúng không những cho kết quả tốt về sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn thịt mà còn không có tồn dư các kháng sinh thảo dược trong tất cả các mẫu sản phẩm là thịt, gan và thận lợn.
Trong số những biện pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nổi bật nhất và hiệu quả nhất là phương án sử dụng nguyên liệu công nghệ sinh học và Cao dược liệu & chiết xuất thảo dược
Có rất nguyên liệu công nghệ sinh học được ứng dụng thay thế kháng sinh. Trong số đó Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.
Immunevets® đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
Bên cạnh các nguyên liệu công nghệ sinh học, các loại Cao dược liệu & chiết xuất thảo dược cũng là một biện pháp cực kì hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, một số loại thảo dược tiêu biểu như:
- Chữa các bệnh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa: chiết xuất hoàng đằng (berberin), cao mộc hoa trắng, cao xuyên tâm liên, …
- Bảo vệ và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: chiết xuất cây kế sữa / cúc gai (silymarin), cao cà gai leo, cao diệp hạ châu, …
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -
