Hệ miễn dịch có thể hiểu một cách đơn giản là một hàng rào phòng vệ nhiều lớp, giúp vật nuôi chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Hệ thống phòng vệ chính gồm hàng rào vật lý, hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch đặc hiệu.
Ba lớp phòng vệ này bổ trợ và tương tác với nhau để bảo vệ vật nuôi chống lại sự xâm nhiễm và bộc phát của bệnh.
1. Hàng rào vật lý
Hàng rào vật lý là rào cản đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Thành phần của hệ thống này gồm có: da và các niêm mạc biểu mô trong đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường sinh dục.
Niêm mạc biểu mô được phủ thêm một lớp chất nhầy chứa các phần tử kháng khuẩn và trang bị một loạt các cơ chế “tự làm sạch” như ho, nhảy mũi, chảy nước mũi trong đường hô hấp; phản xạ nôn mửa, tiêu chảy trong đường tiêu hóa và nước tiểu.
Các cơ chế tự làm sạch này có tác dụng đẩy cơ học các vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
2. Miễn dịch bẩm sinh
Vi khuẩn vượt qua được hàng rào bảo vệ đầu tiên (hàng rào vật lý) sẽ đối mặt với các thành phần trong hệ miễn dịch bẩm sinh. Hệ thống này bao gồm các tế bào có khả năng phát hiện và tiêu diệt những vật ngoại lai (tế bào tua, đại thực bào, tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu trung tính,…) và các phần tử khác như các yếu tố kích thích quá trình viêm.
Các yếu tố tham gia trong hệ miễn dịch bẩm sinh là các cytokine gây viêm và các bổ thể. Cytokine như interleukin-1 và TNF-alpha có tác dụng kích hoạt và thu hút các tế bào thực bào đến vùng bị nhiễm để các tế bào này nuốt vật ngoại lai, xử lý thành các mảnh nhỏ và tiêu diệt chúng.
3. Miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu được xem như hệ thống phòng vệ cuối cùng và hiệu quả nhất để chống lại tác nhân gây bệnh. Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh có thể xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi vi khuẩn xâm nhập, tuy nhiên, phản ứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không được củng cố khi cơ thể gặp lại cùng tác nhân đó (nói cách khác, không có khả năng nhớ).
Ngược lại, miễn dịch đặc hiệu cần một thời gian để hoạt hóa (vài ngày cho đến vài tuần) nhưng có khả năng bảo hộ dài hơn (vài tuần cho đến vài năm) và sẽ hoàn thiện hơn vào lần xâm nhập tiếp theo của cùng tác nhân gây bệnh.
Miễn dịch đặc hiệu có thể phân thành hai loại: miễn dịch dịch thể (hay miễn dịch qua trung gian kháng nguyên) và miễn dịch qua trung gian tế bào (Cell-Mediated Immunity: CMI).
- Miễn dịch dịch thể hoạt động nhờ kháng thể. Đây là các phân tử immunoglobulin (có bản chất glycoprotein), được sản xuất bởi các tế bào B biệt hóa (tế bào plasma) dưới sự kích thích khi gắn kết với các dấu hiệu như kháng nguyên, tế bào lympho T hỗ trợ (Th) nhằm kích hoạt APCs và cytokine.
- Miễn dịch qua trung gian tế bào chủ yếu dựa vào các tế bào lympho gây độc (Cytotoxic T-Lymphocyte: CTL). Các CTL được hoạt hóa nhờ sự gắn kết các tín hiệu, bao gồm: cytokine (như interferon-gamma) và các peptide vi sinh vật được trình diện bởi MHC-1 trên bề mặt tế bào bị nhiễm. CTL hoạt hóa sẽ khảo sát toàn cơ thể để tìm các tế bào bị nhiễm tương tự và phá hủy có chọn lọc các tế bào này bằng cách ép chúng tự chết theo cơ chế “chết theo chương trình” (apoptosis).
4. Tác dụng của hệ miễn dịch đối với vật nuôi
Hệ miễn dịch, như đã nói ở trên, là một hàng rào phòng vệ, giúp bảo vệ vật nuôi khỏi các nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay các tác nhân ngoại lai khác.
Khi hệ miễn dịch yếu, vật nuôi dễ bị tấn công bởi những căn bệnh nguy hiểm. Khi ấy không chỉ thiệt hại trên từng con mà thậm chí có thể lây lan đến cả đàn, gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả chăn nuôi.
Ngược lại, với một hệ miễn dịch khỏe mạnh, vật nuôi sẽ phòng tránh được dịch bệnh, ăn ngon, tiêu hóa tốt. Từ đó vật nuôi sinh trưởng khỏe mạnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
5. Mối liên hệ giữa hệ miễn dịch và đường tiêu hóa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ở động vật, các tế bào miễn dịch tập trung chủ yếu ở đường tiêu hóa. Sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch.
Cụ thể hơn, các loại vi khuẩn nằm trong đường tiêu hóa góp phần hỗ trợ cơ thể vật nuôi sản xuất các chất kháng thể chống bệnh tật, quyết định sự phát triển và hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Do đó, việc bổ sung các chế phẩm giúp tăng cường miễn dịch trong khẩu phần ăn của vật nuôi là phương pháp hiệu quả để nâng cao sức khỏe đường ruột cũng như tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
6. Chế phẩm Immunevets® giúp tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi
Immunevets® là chế phẩm sinh học được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ các chủng lợi khuẩn nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi.
Thành phần của Immunevets® gồm có:
- Các phân đoạn Peptidoglycans (đoạn peptid gồm 4-5 acid amin liên kết với các phân tử muramyl và glucosamine) trong vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus
- Các phân đoạn (1,3/1,6) Beta Glucan từ thành tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae.
Immunevets® có dạng bột, màu ngà vàng, tan tốt trong nước.
Immunevets® với sự kết hợp của 2 thành phần: vách tế bào Lactobacillus rhamnosus và Beta glucan (1,3/1,6) đem lại tác động kép cho hệ miễn dịch:
Peptidoglycan (từ vách tế bào Lactobacillus rhamnosus) đã được chứng minh tác dụng kích thích miễn dịch trên động vật:
- Tăng nồng độ Interleukin-1a; Interleukin-6, Interleukin-12 và TNF-α ở máu ngoại vi.
- Làm tăng đáp ứng với kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức OA.
- Tăng trọng lượng cơ quan lympho trung ương tuyến ức, cải thiện một phần tổn thương vi thể cơ quan lympho ngoại biên và trung ương.
(1,3/1,6) Beta Glucan đã được khoa học công nhận là một chất kích thích của hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ và toàn cơ thể của vật nuôi. Cụ thể:
- Tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho vật nuôi.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho bò thông qua tác động vào khả năng tiêu hóa lúa mạch.
- Giúp chống viêm và tăng sản sinh các yếu tố miễn dịch ở lợn: bạch cầu, tế bào lympho giúp cải thiện sự tăng trưởng và sức khỏe tổng thể của lợn.
- Ảnh hưởng đến chế độ ăn và cải thiện hiệu suất của gà thịt.
- Tác động tích cực lên hệ miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào của cừu.
- Tăng cường miễn dịch cho chó thông qua cơ chế kháng nguyên.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -
