Tảo lam từ lâu đã là vấn đề khiến người nuôi tôm luôn trăn trở vì những tác hại nguy hiểm trong ao nuôi khi gặp phải. Nhưng đôi khi bà con còn chưa nắm rõ tảo lam là gì? Cách xử lý tảo lam trong ao nuôi tôm như thế nào cho an toàn và mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến những thông tin cơ bản về tảo lam cũng như cách xử lý chúng để giúp bà con hạn chế phần nào thiệt hại do loại tảo này gây ra.
1. Tảo lam hay vi khuẩn lam là gì?
Đầu tiên, phải xác định tảo lam và vi khuẩn lam là giống hay khác nhau?
Tảo lam hay tảo lục lam là tên thường gọi sai (trước đây) của vi khuẩn lam (Cyanobacteria). Đa phần các sách khoa học và từ điển định nghĩa tảo là sinh vật nhân thực (Eukaryota), còn vi khuẩn là sinh vật nhân sơ (Prokaryote)
Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là từ hai lý do:
- Một số nơi định nghĩa tảo bao gồm sinh vật nhân sơ (như Phycology). Do từ nhân sơ (prokaryote) dịch ra từ tiếng Latin có nghĩa là “trước khi có nhân”, còn nhân thực (Eukaryota) dịch ra thì đúng nghĩa là “có nhân thật” nên có sự phân chia khác nhau trên.
- Một số nguồn hay nhầm lẫn khuẩn lam là tảo do nó có khả năng quang hợp (nhưng thực tế, nhiều vi khuẩn khác cũng có khả năng quang hợp) và tất cả vi khuẩn đều là sinh vật nhân sơ.
Do đó, tảo lam đúng ra phải được gọi là vi khuẩn lam như tên tiếng Anh và Latin của nó, bạn có thể thấy rõ ràng từ “bacteria” (vi khuẩn) trong tên đầy đủ của tảo lam (Cyanobacteria).
Như vậy, tảo lam còn được biết đến với cái tên vi khuẩn lam. Loại tảo này là loài thuỷ sinh và tự tạo thức ăn cho chính mình (sinh vật tự dưỡng). Thông thường, người ta dễ dàng tìm thấy tảo lam ở đa dạng các môi trường nước từ nước mặn, nước ngọt cho đến nước lợ.
2. Tác hại của tảo lam
Trong điều kiện đủ chất dinh dưỡng, tảo lam phát triển quá mức sẽ gây hiện tượng lan rộng như nở hoa, tạo chất nhờn dính vào mang tôm ngăn cản quá trình hô hấp, nghiêm trọng hơn là nếu tôm ăn phải sẽ khó tiêu hoá và và bị tảo lam tiết ra độc tố có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm trên tôm (như gan tụy, phân trắng)
Hơn nữa, tảo lam còn sử dụng hết oxy dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy cho tôm, ngăn chặn ánh nắng mặt trời do mật độ tảo quá dày. Những ao nuôi có quá nhiều tảo lam thường rất hôi và có chất nhờn, không chỉ ảnh hưởng đến tôm mà còn cả sức khoẻ con người.
Tác hại của tảo lam
Độc tố của tảo lam trở nên nhiều nhất khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ cao, pH cao và cường độ chiếu sáng tăng cao. Lúc này tảo cũng sẽ bùng phát rất nhanh, thậm chí làm thay đổi màu nước, khiến cho màu nước trở nên xanh lục.
3. Cách nhận biết ao nuôi tôm xuất hiện tảo lam
Tảo lam có kích thước siêu nhỏ và chỉ được thấy rõ dưới kính hiển vi. Nếu trước hoặc sau khi thả nuôi thấy nước trong ao có có độ trong kéo dài, bà con cần thiết phải gửi mẫu kiểm tra ở trung tâm kiểm định.
Trong quá trình phát triển, tảo lam sẽ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong nước. Đồng thời, ức chế các loài tảo khác phát triển.
Khi mới thả, tôm có xu hướng kiếm ăn ở đáy ao. Hiển nhiên, tôm cũng sẽ coi tảo lam như một loài thức ăn và tiêu thụ chúng. Tuy nhiên, tảo lam khó tiêu hóa nên tôm bị viêm ruột, dạ dày, hỏng chức năng gan tuỵ… gây tổn thương cho hệ tiêu hóa của tôm. Tôm chậm lớn, ốm yếu, mềm vỏ… là những biểu hiện thường thấy.
Xác tảo lam khi chết sẽ bị bong tróc và nổi lên mặt nước. Sự phân hủy này sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi và khiến tôm mắc bệnh. Một số biểu hiện mà bà con có thể thấy sau đây:
- Tảo lam đáy nổi lên mặt nước
- Màu nước trong ở gần bờ và đậm màu hơn ở dưới đáy
- Vỏ tôm chuyển sang màu đen, mang bị vàng, thịt và cơ chuyển thành màu xanh dương, ruột trắng đục hoặc trống ruột,…
Tìm hiểu thêm: Cách diệt tảo trong ao nuôi tôm an toàn
4. Cách xử lý tảo lam trong ao nuôi tôm
Để hạn chế sự hoành hành của độc tính từ tảo lam trong ao nuôi, bà con cần định kỳ kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, nước trong ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi. Tảo lam có thể bị bùng phát khi nước ao nuôi nhiều dinh dưỡng xả ra môi trường trong thời gian dài.
Kiểm soát tảo lam trong ao nuôi thuỷ sản
Trường hợp tôm yếu không thể chữa trị thì cần loại bỏ ngay lập tức. Tiếp đến xử lý sạch sẽ bùn đáy trong ao nuôi tôm, loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy. Thực hiện gây màu nước cho ao hợp lý, tránh để hiện trạng màu nước trong quá lâu.
Sau khi cải tạo ao bà con nên bổ sung thêm các chế phẩm sinh học trong ao nuôi. Những vi sinh vật này sẽ hỗ trợ phân hủy chất thải hữu cơ còn tồn đọng và thức ăn thừa của tôm. Ngăn chặn sự phát triển của tảo lam hiệu quả. Đồng thời tăng tỷ lệ sống của tôm trong suốt quá trình nuôi.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về các loại tảo trong ao nuôi tôm
5. Kết luận
Tảo lam có chứa độc tố tồn tại trong cơ thể tôm và dễ dàng gây nên tác động nguy hiểm trong thời gian ngắn. Các loại độc tố này còn có thể ảnh hưởng đến cả con người trên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và gan nếu ăn phải tôm chứa độc tính của tảo lam.
Chính vì vậy, bà con cần quản lý tảo thật cẩn thận, đặc biệt là tảo lam. Tiến hành theo dõi màu nước ao nuôi thường xuyên để có những phương án phù hợp với tình hình của tảo, hạn chế tối đa thiệt hại do tảo gây ra.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

có nên sử dụng phân lân gây màu nước không ad?
dùng bạt lót sẽ cải thiện được tình trạng tảo đúng không ad? Nếu đúng thì dùng loại bạt như thế nào sẽ phù hợp với ao nhỏ