Ngày nay, việc sử dụng thức ăn bổ sung trong chăn nuôi đang ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều sự lựa chọn khác nhau đi cùng với nhiều mục đích khác nhau.
Bài viết này sẽ khái quát cho quý bạn đọc những điều cần biết về thức ăn bổ sung trong chăn nuôi.
1. Thức ăn bổ sung trong chăn nuôi là gì?
Thức ăn bổ sung trong chăn nuôi (feed additives) được Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng Nông nghiệp (2003) định nghĩa như sau:
“Thức ăn bổ sung trong chăn nuôi là những chất được thêm vào thức ăn hay nước uống để thực hiện những chức năng kỹ thuật, chức năng cảm giác, chức năng dinh dưỡng, chức năng chăn nuôi và chức năng phòng chống protozoa” (Quy định EC số 1831/2003).
Theo định nghĩa trên thì thức ăn bổ sung trong chăn nuôi sẽ bao gồm cac nhóm sau:
1.1. Thức ăn chăn nuôi bổ sung mang tính kỹ thuật (technological additives)
Đây là những chất thêm vào thức ăn vì mục đích kỹ thuật, bao gồm:
- Chất bảo quản
- Chất kết dính
- Chất nhũ hoá mỡ
- Chất điều hoà độ axit
- Chất làm biến tính tự nhiên (denaturant)
- Chất chống oxy hoá
- Chất làm bền (stabiliser)
- Chất keo (gelling agents)
- Chất chống vèn
- Phụ gia đưa vào thức ăn ủ lên men vi sinh vật
- Chất khống chế nhiễm phóng xạ hạt nhân (substances for control of radionucleid contamination).
1.2. Những thức ăn chăn nuôi bổ sung cải thiện tính chất cảm quan (sensory additives)
Đây là những chất thêm vào thức ăn để cải thiện hay làm biến đổi tính chất cảm quan của thức ăn, bao gồm:
- Chất nhuộm mầu (tăng mầu hay phục hồi mầu thức ăn, mầu của sản phẩm động vật hay những chất làm tươi mầu của cá hay chim cảnh).
- Hương liệu làm tăng mùi vị và độ ngon của thức ăn.
1.3. Thức ăn chăn nuôi bổ sung dinh dưỡng (nutritional additives)
Bao gồm:
- Vitamin hay provitamin.
- Hợp chất chứa nguyên tố vi khoáng.- Axit amin hay muối của axit amin và những đồng phân của axit amin.- Urê và những dẫn chất của urê.
1.4. Thức ăn bổ sung trong chăn nuôi(zootechnical additives)
Đây là những chất có ảnh hưởng tốt đến thành tích sản xuất cũng như sức khoẻ động vật và những chất có ảnh hưởng tốt đến môi trường, bao gồm:
- Các chất nâng cao khả năng tiêu hoá như axit hữu cơ, enzyme.
- Các chất làm cân bằng vi sinh vật đường ruột như axit hữu cơ và muối của chúng, probiotic, prebiotic, chất chiết thảo dược có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm mốc.
- Những chế phẩm có tính miễn dịch như sữa đầu, lòng đỏ trứng làm giầu bằng kháng thể hoặc các chất kích thích miễn dịch như probiotic, nucleotid chế tạo đặc biệt.
- Các chất khử mùi hôi trong phân (deodorant), khử độc mycotoxin…Trong nhóm này hormon tuy nâng cao thành tích sản xuất của động vật nhưng không được EC cho phép sử dụng.
1.5. Coccidiostats và histomonostats
Đó là nhóm thuốc phòng chống protozoa dùng như thức ăn bổ sung như monensin, amprolium, decoquinate, lasalocid…
Kháng sinh inophore cũng được xếp vào nhóm này, tuy nhiên inophore như monensin ngoài tác dụng phòng bệnh do protozoa còn có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng vi khuẩn dạ cỏ, tăng khả năng lợi dụng thức ăn và khả năng tăng trưởng của động vật nhai lại.
1.6. Các hoá chất thuộc nhóm pheethanolamine
Như ractopamine, clenbuterol, sabutamol, cimaterol, zilpaterol… cũng đã được dùng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi.
Phenethano – lamine được coi là những tác nhân phân phối lại (repartitioning agents), chúng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng độ nạc thân thịt.
Những năm 70 của thập kỷ trước người ta đã đưa clenbuterol vào trong thức ăn của bò để làm cho bò có mông vai nở nang và đem bò dự thi tại các hội chợ.
Sau đó clenbuterol và những hoá chất thuộc nhóm pheethanolamine đã được dùng trong thức ăn cho gia súc nuôi thịt với mục đích thúc đẩy tăng trưởng và độ nạc.
Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy rằng dư lượng của clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc lâu tới vài tháng và người tiêu thụ gan động vật ăn thức ăn chứa clenbuterol có biểu hiện run rẩy, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
2. Những lưu ý khi dùng thức ăn bổ sung trong chăn nuôi
Sử dụng thức ăn bổ sung trong chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích cho năng suất và hiệu quả chăn nuôi, nhưng lạm dụng thức ăn bổ sung sẽ gây những hậu quả xấu đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hậu quả xấu của thức ăn bổ sung được nhận biết sớm là hormon dùng trong chăn nuôi. Các nhà khoa học chỉ ra rằng dư lượng hormon trong thịt có thể làm rối loạn cân bằng hormon của người.
Ngoài ra, sử dụng hormon cho động vật cũng có tác hại đến môi trường do hormon thải ra từ phân làm hệ sinh thái nước bị thay đổi, khả năng sinh sản của cá bị rối loạn.
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm cũng là một vấn đề lớn của vệ sinh an toàn thực phẩm. Tác hại của tồn dư kháng sinh đến sự nhờn thuốc và mất hiệu lực của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo và được báo chí nói đến nhiều.
Vòng tuần hoàn kháng sinh trong chăn và thủy sản
Xem thêm Tác hại của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Các kim loại nặng như asen, chì, cadimi, thuỷ ngân… cũng có thể lẫn trong thức ăn chăn nuôi và đi vào sản phẩm động vật khi con vật ăn các loại thức ăn này.
Thức ăn chăn nuôi lẫn kim loại nặng có thể là do sử dụng hoá chất diệt mối, mọt trong kho, sử dụng bột cá chế biến từ cá nhiễm các kim loại nặng.
Một số kim loại như đồng, kẽm, selen, molipden… nhiễm vào thức ăn lại do sử dụng premix khoáng quá mức hoặc những nguồn khoáng để sản xuất premix khoáng không được tinh chế.
Các chất khoáng bổ sung vào thức ăn không những gây những tác hại về vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn gây tác hại về môi trường.
Chăn nuôi càng phát triển thì việc sử dụng thức ăn công nghiệp ngày càng mạnh. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khâu kiểm soát thức ăn công nghiệp, đặc biệt là thức ăn bổ sung là một trong những khâu quan trọng nhất trong tất cả các khâu.
Người ta thường nói “an toàn thức ăn để an toàn thực phẩm” (tiếng Anh: “safe feed for safe food”) là như vậy.
3. Một số sản phẩm an toàn khi bổ sung vào thức ăn chăn nuôi
Tư vấn các sản phẩm thay thế các loại kháng sinh trong chăn nuôi:
Berberin 97% chiết xuất từ cây hoàng đằng, hoàn toàn từ thiên nhiên và tuyệt đối an toàn, không tồn dư trong vật nuôi, giúp tăng cường sức đề kháng, điều trị và phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa cho các loại gia súc, gia cầm, và thủy hải sản.
Chiết xuất Tỏi | Bột tỏi (Garlic extract powder) với hàm lượng allicin 1%, có tính kháng sinh, có khả năng phòng chống nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus,… phòng trị các bệnh cúm, đường ruột, điều trị vết thương,… tăng tính ngon miệng, giải độc, ức chế nấm mốc, côn trùng, tẩy uế môi trường, nâng cao chất lượng thịt.
Cao Mộc Hoa Trắng (Holarrhena Antidysenterica Wall extract) 100% từ thiên nhiên, chữa bệnh viêm đường tiêu hóa và bệnh lỵ amip, bảo vệ an toàn hệ vi khuẩn trong đường ruột
L-Carnitine Fumarate là dẫn xuất của một acid amin, có vai trò như một vitamin trong cơ thể. Nó là một chất bột màu trắng, được tổng hợp từ lysine và methionine, dễ tan trong nước, có tác dụng thần kì trong việc giảm mỡ, tăng cơ cho vật nuôi
Xem thêm L-Carnitine hoạt chất tạo nạc thần kì thay thế chất cấm salbutamol
Bột Tảo Xoắn (bột Tảo Spirulina) được làm từ Tảo Xoắn Spirulina là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, sinh trưởng tự nhiên trong đại dương và các hồ nước mặn ở khu vực có khí hậu cận nhiệt đới. Loại tảo này chứa hàm lượng protein, vitamin và các loại khoáng chất cực kì cao, giúp bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi rất tốt.
Beta Glucan (β-glucan) có tác động tích cực đối với heo. Bổ sung Beta glucan nguyên liệu vào khẩu phần của heo con sau cai sữa với hàm lượng 0.025% giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và khả năng chống lại Streptococcus suis, giúp gia tăng hiệu suất tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch chống lại E.coli.
Immunevets® là chế phẩm sinh học được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ các chủng lợi khuẩn nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi, giúp vật nuôi ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -
