Ký sinh trùng Gregarine là loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột. Trước khi ký sinh trên vật chủ cuối cùng là tôm (ký chủ cuối cùng), Gregarine sẽ ký sinh qua vật chủ trung gian (ký chủ trung gian) là giun đốt sống nền đáy và các nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, hàu, sò nứa, trai, điệp, …).
Ký sinh trùng Gregarine là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS). Cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như cơ chế gây bệnh phân trắng trên tôm bởi ký sinh trùng Gregarine.
1. Ký sinh trùng Gregarin là gì
Ký sinh trùng Gregarine là loại ký sinh trùng hai roi. Khi kiểm tra đường ruột tôm bị bệnh phân trắng bằng kính hiển vi, hầu hết các trường hợp đều tìm thấy loài ký sinh trùng này.
Ký sinh trùng Gregarine được phân loại thuộc ngành trùng hai tế bào (Apicomplexa), bao gồm tế bào phía trước (P: Protomerite) và tế bào phía sau (D: Deutomerite). Cả hai tế bào phía trước và tế bào phía sau đều có nhân với cấu trúc có thể nhìn thấy khá rõ khi được quan sát bên dưới kính hiển vi (ở độ phòng đại khoảng từ 100 đến 400 lần).
ký sinh trùng Gregarin dưới kính hiển vi và trên thực tế (nguồn: internet)
Tế bào phía trước của Ký sinh trùng Gregarine có bộ phận bám (E: Epimerite) ở phần đầu, giúp Ký sinh trùng Gregarine bám vào các tế bào biểu mô ở ruột tôm. Đây là yếu tố cốt lõi gây nên các bệnh đường ruột ở tôm, đặc biệt là bệnh phân trắng.
2. Ký sinh trùng Gregarin xuất hiện ở đâu
Vòng đời của ký sinh trùng Gregarine tương đối đơn giản. Ký sinh trùng Gregarine sẽ trải qua hai lần ký sinh trên hai vật chủ. Trước khi ký sinh trên vật chủ cuối cùng là tôm (ký chủ cuối cùng), Ký sinh trùng Gregarine sẽ ký sinh qua vật chủ trung gian (ký chủ trung gian) là giun đốt sống nền đáy và các nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, hàu, sò nứa, trai, điệp, …).
Vòng đời của Ký sinh trùng Gregarine được mô tả đơn giản như sau:
- Kén bào tử (sporocyst) tồn tại bên trong đường ruột của vật chủ trung gian. sau đó được thải ra ngoài theo đường phân. Lúc này, nếu tôm ăn các loại vật chủ trung gian có kén bào tử trong đường ruột hoặc thức ăn có kén bào tử bám dính trên đó, thì tôm sẽ bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine.
- Kén bào tử sau khi vào đường tiêu hóa tôm sẽ sinh sôi nảy nở thành hạt bào tử (sporozoite) rồi bám vào phần gai lồi trong dạ dày hay tế bào biểu mô ruột trước.
- Sau đó, hạt bào tử sẽ phát triển thành thể dinh dưỡng (trophozoite). Trải qua quá trình hấp thu dinh dưỡng, thể dinh dưỡng sẽ phát triển thành ký sinh trưởng thành (trophont) và hoàn thành vòng đời.
- Ký sinh trùng Gregarin trưởng thành sẽ tiếp tục sinh sản, tạo thành các bào tử và phát triển tiếp qua vài giai đoạn tạo thành bào tử (zygospore) có hợp tử (zygote).
- Bào tử có hợp tử sẽ theo đường tiêu hóa của tôm, theo phân tôm ra ngoài và lại tiếp tục nhiễm vào các vật chủ trung gian, bắt đầu một vòng đời mới.
Mô tả vòng đời của ký sinh trùng Gregarine trên tôm
- Tôm ăn phải kén bào tử (sporocyst).
- Kén bào tử (sporocyst) nổi lên bên trong ruột tôm và bắt đầu tấn công các tế bào biểu mô ở ruột tôm.
- Hạt bào tử (Sporozoite) bám vào thành ruột và phát triển thành thể dinh dưỡng (trophozoite).
- Các thể bất thường phát triển và gắn vào phần cuối của ruột (trực tràng) để tạo thành thể giao tử (gametocysts).
- Thể giao tử trải qua nhiều lần phân chia để sản sinh ra các bào tử (gymnospores).
- Các bào tử sẽ bị bao bọc bởi lớp bề mặt của các nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Các bào tử từ từ phát triển bên trong cơ thể của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Các loài nhuyễn thể hai mảnh võ sẽ tiết dịch của chúng ra môi trường, từ đó giải phóng các bào tử của Gregarine ra ngoài môi trường.
Thông qua vòng đời của ký sinh trùng Gregarine, ta có thể thấy: Các ký chủ trung gian và kén bào tử có thể theo nguồn nước cấp vào ao, hoặc hiện diện tồn đọng dưới đáy ao từ vụ nuôi trước do ao không được cải tạo và xử lý kỹ càng. Từ đó hình thành nên ký sinh trùng Gregarine gây ra bệnh phân trắng trên tôm.
3. Cơ chế gây bệnh phân trắng trên tôm của ký sinh trùng Gregarine:
Cơ chế gây bệnh phân trắng trên tôm của Ký sinh trùng Gregarin khá phức tạp, cụ thể như sau:
- Ký sinh trùng Gregarin sẽ bám vào các tế bào biểu mô ở ruột tôm.
- Ký sinh trùng Gregarin sẽ tranh dành chất dinh dưỡng của tôm ⇒ tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển.
- Ký sinh trùng Gregarin chiếm không gian bên trong đường ruột tôm (trong lòng ống tiêu hóa), làm suy giảm hệ miễn dịch của tôm (thay đổi đáp ứng miễn dịch) và gây tổn thương đến các tế bào biểu mô bên trong đường tiêu hóa ⇒ tạo điều kiện cho sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn Vibrio.
Mô tả cơ chế gây bệnh phân trắng trên tôm của ký sinh trùng Gregarine
4. Dấu hiệu của bệnh phân trắng gây ra bởi ký sinh trùng Gregarine
Thông thường, bệnh phân trắng gây ra bởi ký sinh trùng Gregarine sẽ xuất hiện và được phát hiện sau khi thả tôm khoảng 60 ngày, mặc dù có một số tài liệu cũng chỉ ra rằng ký sinh trùng Gragarine cũng có khả năng xuất hiện trên ấu trùng tôm post trong giai đoạn sản xuất tôm giống.
Khi bệnh bị bùng phát, người nuôi có thể quan sát bằng mắt thường, và có thể thấy một vài cọng phân trắng nổi trên mặt nước, chủ yếu là tập trung ở vị trí góc ao, ngay cuối hướng gió, tại thời điểm tắt quạt nước trong ao.
Những cọng phân trắng nổi trên mặt ao (nguồn: Mỹ Bình)
Sau khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày, số lượng sợi phân trắng hiện diện trong ao tăng dần lên, bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên mặt ước ao, rất dễ quan sát bằng mắt thường khi đứng trên bờ.
Bên cạnh đó, trong ruột tôm sẽ có dải phân màu trắng. Khi quan sát gan tụy có thể thấy rõ, gan tụy tôm bị sưng, mềm và rất dễ vỡ. Lúc này thì tôm bắt đầu chết rải rác.
Bắt đầu từ ngày thứ 10 trở đi, gan tụy tôm sẽ bị teo nhỏ lại, dai và thịt không đầy vỏ (trạng thái ốp thân). Lúc này tôm sẽ chết nhiều hơn, mức độ tôm chết càng lúc càng tăng.
Những tổn thương ở gan tụy thường rất khó để phục hồi (gần như không thể phục hồi). Chính vì thế, tôm không thể tăng trưởng tiếp và tình trạng tôm bị ốp thân ngày càng tăng.
Dấu hiệu tổng thể của bệnh phân trắng trên tôm
(a): chuỗi phân trắng nổi trên ao; (b): dây phân trắng xuất hiện trong khay ăn (nhá / vó); (c) hạt dầu (hạt mỡ, có hình dáng như hạt gạo) trong đường ruột tôm; (d) ký sinh trùng Gregarin trong đường ruột tôm; (e) ruột tôm bị nhiễm ký sinh trùng, quan sát bằng kính hiển vi; (f) tôm bị ốp thân và bắt đầu chết dần
(nguồn: Siriporn Sriurairatana, Visanu Boonyawiwat, Warachin Gangnonngiw, Chaowanee Laosutthipong,
Jindanan Hiranchan, Timothy W. Flegel)
Đó là lí do tại sao khi chữa bệnh phân trắng cho tôm bằng kháng sinh, tôm có thể hết bệnh phân trắng nhưng tôm sẽ chậm lớn hơn (có khi không thể lớn nữa được nữa). Nguyên nhân không phải do kháng sinh kìm hãm sự phát triển của tôm, mà bởi vì những tổn thương ở gan tụy đã không thể phục hồi được, dẫn đến tôm không thể lớn được.
5. Giải thích diễn tiến của bệnh phân trắng trên tôm khi bị Ký sinh trùng Gregarine ký sinh
Khi bị Ký sinh trùng Gregarine ký sinh, tôm sẽ có những diễn tiến phức tạp trước khi hình thành bệnh phân trắng (đi phân trắng ra ngoài). Toàn bộ diễn tiến của bệnh phân trắng trên tôm khi bị Ký sinh trùng Gregarine ký sinh được giải thích như sau:
- Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine nặng (cường độ nhiễm ký sinh cao), Ký sinh trùng Gregarine sẽ chiếm lấy phần lớn diện tích bên trong đường ruột tôm (lòng ruột tôm), từ đó dẫn đến việc lòng ruột tôm bị mất diện tích chứa thức ăn.
- Lòng ruột tôm bị mất diện tích chứa thức ăn sẽ làm giảm khả năng chứa thức ăn và các chất dinh dưỡng của ruột tôm. Lúc này, tôm sẽ bị giảm khả năng bắt mồi (bắt mồi kém).
- Bên cạnh đó, khi ký sinh trùng Gregarin bám vào bên trong các biểu mô ruột, chúng có thể tấn công và gây tổn thương đến các tế bào bên trong đường ruột tôm, từ đó gây ra các lỗ hổng, tạo cơ hội cho các chủng vi khuẩn Vibrio đang hiện diện sẵn trong môi trường nước và trong lòng ruột tôm xâm nhập vào bên trong và gây ra hiện tượng viêm ruột.
- Ruột bị viêm sẽ tiết ra các chất nhầy nhiều hơn, đồng thời dịch tiêu hóa tiết ra từ bên trong ruột bị suy giảm, dẫn đến việc thức ăn không được tiêu hóa tốt. Từ đó sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phân trắng.
- Các chủng vi khuẩn Vibrio ban đầu chỉ bị nhiễm cục bộ tại ruột, sẽ dần dần lây lan và nhiễm rất sâu vào bên trong cơ thể cùng các cơ quan nội tạng khác của tôm. Ngoài ra, lúc này sức khỏe tôm cũng đã suy giảm rất nhiều, hệ miễn dịch đã rất yếu, nên các chủng vi khuẩn Vibrio khác tồn tại sẵn trong cơ thể tôm sẽ có cơ hội phát triển rất nhanh.
- Sự bùng phát cực kì mạnh mẽ của các vi khuẩn Vibrio bên trong con tôm sẽ tấn công toàn bộ cơ thể và nội tạng của tôm trong thời gian rất nhanh, từ đó gây hỏng ruột và làm sưng gan tụy tôm.
- Gan tụy tôm bị nhiễm vi khuẩn và bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng tiết ra các enzyme tiêu hóa, đồng thời cũng giảm luôn khả năng hấp thu và tích lũy các dưỡng chất được đưa từ ruột lên.
- Lúc này, tình trạng bệnh phân trắng đã trở nên rất nặng và đang dần đi vào giai đoạn cuối của Hội chứng phân trắng (White Feces Syndrome – WFS).
- Gan tụy tôm bị nhiễm các chủng vi khuẩn Vibrio ban đầu sẽ sưng to, tuy nhiên với mật độ vi khuẩn càng lúc càng cao, gan tụy tôm bị nhiễm khuẩn càng lúc càng nặng, thì sẽ bị teo nhỏ từ từ.
- Gan tụy tôm lúc này sẽ dần bị teo nhỏ lại, từ đó mất dần (và dẫn đến mất hẳn) chức năng tiêu hóa cũng như hấp thu (và dự trữ) dưỡng chất. Đây là điểm cuối cùng của giai đoạn bệnh lý của bệnh phân trắng.
- Kết quả là tôm sẽ chết hàng loạt.
6. Cách chẩn đoán và nhận biết bệnh phân trắng trên tôm gây ra bởi ký sinh trùng Gregarin
Không chỉ là bệnh phân trắng trên tôm, dù là bệnh gì đi nữa, nếu có thể chẩn đoán và nhận biết các dấu hiệu bệnh lý từ sớm, thì có thể đưa ra phác đồ điều trị sớm, tăng khả năng điều trị thành công.
Soi tươi đường ruột tôm và phát hiện kén ký sinh trùng Gregarine và như ký sinh trùng Gregarine trưởng thành
(nguồn: Vinhthinh Biostadt)
Cách chẩn đoán bệnh phân trắng trên tôm cũng tương đối đơn giản:
- Soi tươi các mẫu vật chứa trong ruột tôm bằng kính hiển vi sẽ có thể dễ dàng phát hiện ra ký sinh trùng Gregarine bằng mắt thường (độ phóng đại của kính hiển vi là khoảng 100 lần).
- Tôm bị nhiễm Ký sinh trùng Gregarine được cho là nhiễm nặng khi mà cường độ nhiễm Ký sinh trùng Gregarine ở mức cao hơn 10 Gregarine trên 1 gram trọng lượng tôm.
- Khi bệnh phân trắng mới xuất hiện, người nuôi có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, thấy được sự xuất hiện của các hạt dầu (hạt mỡ, có hình dáng như hạt gạo) trong đường ruột tôm (do thức ăn bị ứ đọng, không được tiêu hóa hết, hay do các giọt mỡ bị chảy ngược từ gan tụy về lại ruột tôm).
7. Một số giải pháp trong phòng và trị bệnh phân trắng do ký sinh trùng Gregarin kết hợp với vi khuẩn Vibrio cơ hội
7.1. Các giải pháp cũ (cách người nuôi thường sử dụng)
Hiện nay, người nuôi tôm đã sử dụng một số cách phòng và điều trị bệnh phân trắng do ký sinh trùng gregarin kết hợp với vi khuẩn Vibrio cơ hội như sau:
7.1.1. Sử dụng kháng sinh tổng hợp
Đây là cách phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh như là sử dụng con dao hai lưỡi, mà mặt hại lại nhiều hơn mặt lợi, cụ thể:
- Trong thời gian sử dụng kháng sinh, các hiện tượng bệnh phân trắng sẽ giảm hẳn và có thể hết. Lí do là bởi vì các loại kháng sinh đã ức chế các chủng vi khuẩn Vibrio, từ đó có thể giảm được hiện tượng viêm nhiễm ở đường ruột và gan tụy tôm.
- Sau khi đã giảm được các hiện tượng viêm nhiễm ở đường ruột và gan tụy tôm thì các chức năng cơ bản của ruột và gan tôm sẽ dần phục hồi (chức năng tiêu hóa của ruột, chức năng phân giải của gan, …).
- Tuy nhiên, do các loại kháng sinh chỉ có thể ức chế vi khuẩn Vibrio chứ không thể ức chế hay tiêu diệt được ký sinh trùng Gregarine nên sau khi ngừng sử dụng kháng sinh, Gregarin vẫn sẽ tiếp tục tiến hành vòng đời gây bệnh như trên, tôm sẽ tái nhiễm lại Vibrio và lại tiếp tục bị phân trắng.
- Bên cạnh đó, kể cả khi có dùng kháng sinh ức chế và tiêu diệt hết vi khuẩn Vibrio, ngăn ngừa và chữa trị triệt để phân trắng, thì ký sinh trùng Gregarin vẫn còn tồn tại trong ruột tôm, chúng sẽ tiếp tục cạnh tranh dinh dưỡng với tôm, làm cho tôm chậm phát triển hơn rất nhiều.
- Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh vô tội vạ, về lâu dài sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh trên tôm, các chủng vi khuẩn Vibrio sẽ dần tiến hóa và kháng được cả các kháng sinh hiện tại, từ đó sẽ làm cho việc phòng và điều trị bệnh phân trắng bằng kháng sinh sẽ không còn hiệu quả nữa.
Sử dụng kháng sinh vô tội vạ sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh (nguồn: internet)
7.1.2. Sử dụng kháng sinh tự nhiên
Một số tài liệu khoa học cũng chỉ ra việc sử dụng tỏi có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột tôm, đặc biệt là bệnh phân trắng.
Chất Alcin trong tỏi khi tiếp xúc với Oxy (O2) sẽ chuyển hóa thành Allicin, đây là một chất được coi là kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn cực mạnh. Allicin có khả năng làm giảm cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng Gregarine và ức chế các vi khuẩn Vibrio trong đường ruột tôm.
Tuy nhiên, bệnh phân trắng vẫn có khả năng tái phát vì sự hiện diện của ký sinh trùng Gregarine. Allicin trong tỏi chỉ có khả năng làm giảm cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng Gregarine chứ không thể ức chế hay tiêu diệt hoàn toàn loài ký sinh này.
Bên cạnh đó, việc dùng tỏi trong một giai đoạn nuôi kéo dài, mặc dù có thể giảm chi phí (tiết kiệm hơn nhiều so với dùng kháng sinh tổng hợp) nhưng đòi hỏi sự kiên trì rất cao, phù hợp cho giai đoạn phòng bệnh là chính. Còn khi tôm đã phát bệnh phân trắng, rất ít người nuôi đủ kiên trì để sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra, tỏi cũng có rất nhiều loại, được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, người nuôi cần phân biệt rõ từng loại để ứng dụng cho phù hợp.
Tiêu chí so sánh | Chiết xuất Tỏi – Bột tỏi (Garlic extract powder) | Dịch chiết tỏi – Tinh dầu tỏi (Garlic extract liquid) | Chế phẩm vi sinh tỏi – Men vi sinh tỏi |
Trạng thái | Dạng bột | Dạng dầu | Dạng hỗn dịch |
Khả năng tan | Không tan | Không tan | Tan trong nước |
Cách dùng cho chăn nuôi | Trộn với cám | Trộn với cám | Trộn với cám hoặc với nước |
Giá cả | Trung bình | Đắt | Rẻ |
Ứng dụng | Thường dùng làm thuốc hoặc TPCN (ít khi dùng cho TĂCN) | Thường dùng làm thuốc, hương liệu hoặc cho thực phẩm | Thường dùng cho chăn nuôi, gia súc, gia cầm hoặc thủy sản |
Hình ảnh sản phẩm | ![]() | ![]() | ![]() |
7.2. Các giải pháp mới
7.2.1. Giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng
Trong số các giải pháp mới nhất về vấn đề bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS), các chuyên gia đều tập trung vào khâu phòng bệnh, ngăn ngừa bào tử cũng như là ký sinh trùng Gregarine ngay từ đầu, ngăn cản việc Ký sinh trùng Gregarine kết hợp với các chủng vi khuẩn Vibrio càng sớm càng tốt.
Nếu tôm đã bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine, giải pháp tối ưu nhất là phải loại bỏ Ký sinh trùng Gregarine ra khỏi đường ruột tôm trước, song song với đó là tìm cách ức chế vi khuẩn Vibrio, khống chế không cho chúng kết hợp và bùng phát (vì nếu chỉ cần tồn tại 1 trong 2 thực thể này thì việc điều trị sẽ không còn hiệu quả nữa).
Cải tạo và xử lý ao thật kỹ để phòng ngừa sự xâm nhiễm của ký sinh trùng Gregarine
Sau đây là một số giải pháp từ Dr. Chalor Limsuwan (chuyên gia thủy sản hàng đầu thế giới), người nuôi tôm có thể tham khảo:
- Xử lý ao thật kỹ trước khi thả giống. Đối với ao bạt thì phải chà bạt và chùi rửa thật kỹ. Đối với ao đất thì phải loại bỏ hoàn toàn, dọn dẹp sạch sẽ các chất cặn bã và bùn thải dưới ao.
- Nước trước khi cấp vào ao nuôi để nuôi thì cần phải được xử lý hóa chất thật mạnh để loại bỏ các loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.
- Trong trường hợp ao nuôi đã có tôm, người nuôi nên xử lý diệt khuẩn bằng các chất diệt khuẩn an toàn với tôm, ví dụ như Glutaraldehyde và Coco-QAC (Cocobenzyl dimethyl ammonium chlorides). Lưu ý rằng lúc này, tôm đang yếu, hạn chế sử dụng các chất diệt khuẩn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tôm.
- Kiểm soát cho bằng được lượng thức ăn cho tôm ăn, không cho tôm ăn dư thừa. Người nuôi tôm cần phải ước lượng và tính toán cho chính xác tỷ lệ sống của tôm, cùng với lượng thức ăn cụ thể dựa trên tỷ lệ phần trăm trọng lượng trung bình của tôm, cụ thể:
- Lượng thức ăn vào thời điểm thả giống chỉ nên giới hạn vào khoảng 2 kg thức ăn cho 100.000 con tôm giống.
- Tôm sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn chỉ nên giới hạn ở mức 200 kg thức ăn cho 100.000 con tôm.
- Hàm lượng oxy hòa tan ở trong ao nuôi cần được duy trì ở mức cao và ổn định, thấp nhất là trong khoảng từ 3,5 ppm đến 4ppm. Để duy trì hàm lượng oxy hòa tan ở mức nêu trên, cần cung cấp hệ thống quạt nước và hệ thống sủi oxy sao cho phù hợp.
- Trong quá trình cho ăn, người nuôi nên bổ sung chế phẩm thảo dược tổng hợp HEPHATRA. Đây là chế phẩm thảo dược với thành phần là thảo dược xuyên tâm liên, mộc hoa trắng và nguyên liệu độc quyền Immunevets®.
- HEPHATRA là chế phẩm thảo dược có tác dụng rất mạnh trong việc ngăn ngừa sự xâm nhập và loại bỏ ký sinh trùng Gregarine ra khỏi ruột tôm, đồng thời có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Vibrio cơ hội bên trong cơ thể tôm.
Aqua Omnicide là một trong những sản phẩm diệt khuẩn hàng đầu trên thế giới, với thành phần là Glutaraldehyde và Coco-QAC (Cocobenzyl dimethyl ammonium chlorides) cho khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nhưng cực kì an toàn cho tôm (nguồn: Minirus)
7.2.2. Phác đồ điều trị bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS)
Khi tôm bệnh phân trắng, cần có phác đồ điều trị hợp lý. Sau đây, công ty Thiên Tuế xin giới thiệu phác đồ điều trị bệnh phân trắng để quý bà con tham khảo:
Bước 1: Xử lý môi trường nuôi
- Đầu tiên, cần giảm bớt từ 30% đến 50% lượng thức ăn, cho đến khi hoàn tất xong bước xử lý môi trường.
- Nâng mức hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi lên mức cao nhất (mở hết toàn bộ quạt và cho chạy liên tục 24/7).
- Diệt khuẩn bằng các chất diệt khuẩn an toàn với tôm, ví dụ như Glutaraldehyde và Coco-QAC (Cocobenzyl dimethyl ammonium chlorides). Lưu ý rằng lúc này, tôm đang yếu, hạn chế sử dụng các chất diệt khuẩn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tôm.
- Sau khi diệt khuẩn từ 36 đến 48 giờ, dùng các vi sinh chủng Bacillus kết hợp với vi sinh Rhodobacter để tạo hệ vi sinh có lợi và ổn định môi trường nuôi.
Bước 2: Trộn cho ăn
- Trong vòng 7 ngày đầu tiên: trộn cho ăn chế phẩm thảo dược HEPHATRA với liều dùng 20ml cho 1 kg thức ăn, cho ăn tất cả các cử trong ngày.
- Sau 7 ngày:
- Trộn chơ ăn chế phẩm thảo dược HEPHATRA với liều dùng 10ml cho 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày.
- Trộn cho ăn men tiêu hóa Immune Bio TT (với thành phần vách tế bào độc quyền có tác dụng chữa lành đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho tôm) với liều dùng 5g cho 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày.
- Trộn cho ăn dịch chiết Diệp Hạ Châu (với thành phần là Diệp Hạ Châu nguyên chất 100%, có tác dụng phục hồi và tăng cường chức năng gan tụy) với liều lượng 20ml cho 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày.
![]() | ![]() | ![]() |
Cốt lõi của phác đồ điều trị trên là giải quyết triệt để, bắt nguồn từ nguyên nhân gây bệnh, đó là ký sinh trùng Gregarin gây bệnh phân trắng trên tôm.
Nguồn kiến thức: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thịnh – Trưởng bộ môn Bệnh học Thủy sản – Khoa thủy sản | Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -
