95% sản lượng tôm nuôi trên toàn cầu là tập trung ở khu vực Châu Á, mà trọng điểm là khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm trong khu vực có thể kể đến như là Việt Nam, Thailand, Indonesia, Malaysia (khu vực Đông Nam Á) và Trung Quốc, Ấn Độ (khu vực Châu Á).
Trong số đó, hầu hết sản lượng tôm nuôi là đến từ tôm thẻ chân trắng, số còn lại là tôm sú. Tôm sú chủ yếu được nuôi tại Việt Nam và Ấn Độ. Phần còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu tại Thailand, Indonesia và Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS) xảy ra chủ yếu ở những trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh (nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao).
Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) – một tế bào nội bào sao chép trong tế bào chất của các tế bào biểu mô ống ảnh hưởng lên gan tụy, là một mầm bệnh ảnh hưởng đến tôm nuôi P. vannamei chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia.
Các dấu hiệu lâm sàng chính của tôm bị nhiễm EHP là chậm phát triển, dẫn đến sự chênh lệch về kích thước ngày càng rõ rệt. Trong giai đoạn tiếp theo, tôm bị nhiễm EHP thường có biểu hiện mềm vỏ, lờ đờ, giảm ăn và trống đường ruột. Phân tích mô học của các mô bị nhiễm cho thấy một số giai đoạn phát triển, bao gồm cả giai đoạn ký sinh và bào tử.
Một số bài viết trước đây đã kết luận nguyên nhân của bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS), bao gồm Vi khuẩn Vibrio spp., Ký sinh trùng Gregarines, tảo độc, Vermiform và nấm mốc.
Một số nghiên cứu cũng cho rằng EHP không phải là tác nhân của WFS. Dựa trên những khác biệt liên quan đến WFS, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu để xác định những mối quan hệ tiềm năng giữa WFS và các bệnh đường ruột như EHP, ở 2 khu vực khác nhau trên thế giới – nơi mà EHP đã được báo cáo trước đây.
1. Vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) là gì?
Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh trùng thuộc một ngành của giới nấm (ngành Microsporidian). EHP lần đầu được phát hiện vào năm 2009 tại Thái Lan và được đặt tên theo đối tượng gây bệnh là tôm sú (Penaeus monodon) (Tourtip et al. 2009. J. Invertebr. Pathol. 102: 21-29 | Tạp chí Bệnh học Động vật không xương sống).
Tôm bị nhiễm EHP (Nguồn: UV-vietnam)
Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) gây bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh theo cả phương truyền dọc và truyền ngang. Tôm mẹ truyền qua cho tôm con trong quá trình sinh sản, EHP tồn tại trong trứng của tôm mẹ và nở ra tôm con bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó tôm còn bị bệnh do môi trường có mầm bệnh hoặc do ăn thức ăn tươi sống có mầm bệnh.
EHP trong môi trường nuôi bám vào vỏ tôm trong quá trình lột xác để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Tôm ăn thức ăn tươi sống hoặc sinh vật trong ao nuôi bị nhiễm EHP như: các loài giun đất, giun nhiều tơ (dời), động vật hai mảnh vỏ(ngao, sò, hàu…) và Artemia…
Mẫu gan tôm khoẻ (A) và tôm nhiễm EHP (B) (Nguồn: UV-vietnam)
2. Kiểm tra và phát hiện vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) trên tôm
Các dấu hiệu lâm sàng chính của tôm bị nhiễm EHP là chậm lớn. Trong giai đoạn nặng hơn, tôm nhiễm EHP thường bị vỏ mềm, lờ đờ, giảm ăn và đường ruột trống rỗng.
Tôm bị bệnh EHP không có bệnh tích điển hình. Tôm nhiễm EHP thường có kích cỡ không đồng đều sau khoảng 25 ngày thả nuôi. Tăng trưởng của tôm chỉ đạt từ 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh.
Sự thay đổi mô học của tôm chân trắng nhiễm EHP:
A. Cấu trúc bình thường của gan tuỵ; B. Sự xuất hiện của bào tử và sự bong tróc của gan tuỵ; C. Sự tách rời của ống gan tuỵ; D. Sự tổn thương nghiêm trọng của tế bào
(Nguồn: UV-vietnam)
Ngoài ra, EHP thường được phát hiện nhiều trên các ao tôm nuôi đã nhiễm hội chứng phân trắng (WFS) với tỷ lệ nhiễm lên đến 96% và hội chứng chậm lớn (MSGS) với tỉ lệ nhiễm khoảng 55,5%.
3. Bệnh phân trắng trên tôm: dấu hiệu báo trước EHP?
Dựa trên những khác biệt liên quan đến bệnh phân trắng trên tôm, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống để xác định mối quan hệ giữa bệnh phân trắng và các bệnh do vi bào tử trùng EHP gây ra, ở hai khu vực khác nhau trên thế giới là Đông Nam Á và Mỹ La Tinh – nơi đã được báo cáo là xuất hiện EHP.
Các nghiên cứu được thực hiện tại một quốc gia Châu Á có lịch sử bị bệnh phân trắng (WFS) và bệnh chậm lớn do nhiễm EHP. Các mẫu được thu thập từ các ao nuôi, bị nhiễm WFS và không nhiễm WFS. Các mẫu gan và phân tôm đã được thu thập và phân tích mô học và cho chạy PCR định lượng (qPCR).
Các mẫu tôm có biểu hiện WFS (phía trên bên trái); quan sát thấy sự đổi màu trắng của đường tiêu hóa đã loại bỏ (phải); Các khối gan tụy ướt hiển thị WFS cho thấy sự biến dạng và hắc tố nghiêm trọng của các ống gan tụy bị ảnh hưởng và sự vắng mặt của các tế bào R (phía dưới bên trái) (Nguồn: globalseafood)
Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về số lượng bản sao EHP giữa 2 nhóm. Số lượng trung bình trong nhóm nhiễm WFS là 4 × 107 bản sao/µl DNA so với 1 × 105 bản sao/µl DNA trong ao không có WFS. Điều này chỉ ra rằng tôm có biểu hiện WFS có thể có khả năng lây nhiễm EHP cao hơn tôm không có WFS.
QPCR trên các dải phân của cùng một con tôm cho thấy kết quả tương tự; tức là, tôm biểu hiện WFS đã cho thấy số lượng bản sao EHP cao hơn trong các dải phân so với tôm không có biểu hiện WFS.
3.1. Bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS) ở châu Mỹ
Ở bán cầu Tây, năm 2016, chúng tôi đã báo cáo sự hiện diện của EHP trong tôm nuôi. Tôm bị nhiễm EHP biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng tương tự như ở các nước Đông Nam Á như giảm ăn, tăng trưởng chậm và chênh lệch về kích cỡ.
Hai năm sau, chúng tôi đã mô tả trường hợp đầu tiên của WFS tại các khu vực mà trước đây chúng tôi đã báo cáo sự hiện diện của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) bị nhiễm EHP được nuôi cấy ở Mỹ Latinh. Các dải phân trắng và tôm biểu hiện phân trắng dọc theo đường tiêu hóa tương tự như các mẫu được tìm thấy ở một số quốc gia Đông Nam Á nơi WFS xuất hiện.
Tôm biểu hiện WFS được phân tích bằng cả H&E và PCR để xác định tác nhân căn nguyên liên quan đến biểu hiện bệnh này. Kết quả của PCR và H&E được biểu thị trong hình dưới đây.
Xác định EHP trên tôm thẻ(Penaeus vannamei) nhiễm WFS ở Mỹ Latinh. PCR được thực hiện để khuếch đại gen protein bào tử (SWP) (trái) và H&E của các mẫu được biểu thị trong hình bên phải (20X)
3.2. Tương quan giữa Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (Septic Hepatopancreatic Necrosis – SHPN) và Bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS)
Ở cả Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh nơi WFS đã được nghiên cứu, EHP không phải là mầm bệnh duy nhất liên quan đến WFS. Tôm được phân tích bởi H&E cho thấy ngoài EHP, các tổn thương của hoại tử gan tụy còn liên quan đến SHPN.
Ví dụ về các biểu hiện của hoại tử gan tụy (SHPN) trên P. vannamei (10X) từ ao có WFS
SHPN là một bệnh do vi khuẩn gây ra chủ yếu bởi Vibrio spp. gây bệnh hoặc cơ hội. Vibrio cơ hội luôn ở trong gan tụy; tuy nhiên, khi một mầm bệnh đường ruột nguyên phát gây ra các tổn thương ở gan tụy, những Vibrio cơ hội này sẽ tác động đến gan tụy và gây ra hoại tử gan tụy (SHPN).
4. Kết luận
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa WFS và EHP. Ngoài ra, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa WFS, EHP và SHPN (hoại tử gan tụy) trong các ao nuôi thương phẩm, điều này cho thấy rằng WFS là một phản ứng sinh lý có thể xảy ra ở tôm bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và vi bào tử trùng EHP.
Sự kết hợp giữa nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng (chủng vi khuẩn Vibrio spp. cơ hội) và (các) yếu tố môi trường (có thể chưa biết) có thể gây ra WFS ở các vùng lưu hành EHP (Nguồn: globalseafood)
Tóm lại, vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS), nhưng chính những hậu quả gây ra bởi EHP (vỏ mềm, lờ đờ, giảm ăn, đường ruột yếu và trống rỗng) đã tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn Vibrio spp. cơ hội tấn công và là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh phân trắng trên tôm.
5. Các giải pháp phòng và xử lý bệnh phân trắng trên tôm
5.1. Giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng
Trong số các giải pháp mới nhất về vấn đề bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS), các chuyên gia đều tập trung vào khâu phòng bệnh là chính.
Sau đây là một số giải pháp từ Dr. Chalor Limsuwan (chuyên gia thủy sản hàng đầu thế giới), người nuôi tôm có thể tham khảo:
- Xử lý ao thật kỹ trước khi thả giống. Đối với ao bạt thì phải chà bạt và chùi rửa thật kỹ. Đối với ao đất thì phải loại bỏ hoàn toàn, dọn dẹp sạch sẽ các chất cặn bã và bùn thải dưới ao.
- Nước trước khi cấp vào ao nuôi để nuôi thì cần phải được xử lý hóa chất thật mạnh để loại bỏ các loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.
- Trong trường hợp ao nuôi đã có tôm, người nuôi nên xử lý diệt khuẩn bằng các chất diệt khuẩn an toàn với tôm, ví dụ như Glutaraldehyde và Coco-QAC (Cocobenzyl dimethyl ammonium chlorides). Lưu ý rằng lúc này, tôm đang yếu, hạn chế sử dụng các chất diệt khuẩn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tôm.
- Kiểm soát cho bằng được lượng thức ăn cho tôm ăn, không cho tôm ăn dư thừa. Người nuôi tôm cần phải ước lượng và tính toán cho chính xác tỷ lệ sống của tôm, cùng với lượng thức ăn cụ thể dựa trên tỷ lệ phần trăm trọng lượng trung bình của tôm, cụ thể:
- Lượng thức ăn vào thời điểm thả giống chỉ nên giới hạn vào khoảng 2 kg thức ăn cho 100.000 con tôm giống.
- Tôm sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn chỉ nên giới hạn ở mức 200 kg thức ăn cho 100.000 con tôm.
- Hàm lượng oxy hòa tan ở trong ao nuôi cần được duy trì ở mức cao và ổn định, thấp nhất là trong khoảng từ 3,5 ppm đến 4ppm. Để duy trì hàm lượng oxy hòa tan ở mức nêu trên, cần cung cấp hệ thống quạt nước và hệ thống sủi oxy sao cho phù hợp.
- Trong quá trình cho ăn, người nuôi nên bổ sung chế phẩm thảo dược tổng hợp HEPHATRA. Đây là chế phẩm thảo dược với thành phần là thảo dược xuyên tâm liên, mộc hoa trắng và nguyên liệu độc quyền Immunevets®.
- HEPHATRA là chế phẩm thảo dược có tác dụng rất mạnh trong việc ngăn ngừa sự xâm nhập và loại bỏ ký sinh trùng Gregarine ra khỏi ruột tôm, đồng thời có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Vibrio spp. cơ hội bên trong cơ thể tôm.
Aqua Omnicide là một trong những sản phẩm diệt khuẩn hàng đầu trên thế giới, với thành phần là Glutaraldehyde và Coco-QAC (Cocobenzyl dimethyl ammonium chlorides) cho khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nhưng cực kì an toàn cho tôm (Nguồn: Minirus)
5.2. Phác đồ điều trị bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS)
Khi tôm bệnh phân trắng, cần có phác đồ điều trị hợp lý. Sau đây, công ty Thiên Tuế xin giới thiệu phác đồ điều trị bệnh phân trắng để quý bà con tham khảo:
Bước 1: Xử lý môi trường nuôi
- Đầu tiên, cần giảm bớt từ 30% đến 50% lượng thức ăn, cho đến khi hoàn tất xong bước xử lý môi trường.
- Nâng mức hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi lên mức cao nhất (mở hết toàn bộ quạt và cho chạy liên tục 24/7).
- Diệt khuẩn bằng các chất diệt khuẩn an toàn với tôm, ví dụ như Glutaraldehyde và Coco-QAC (Cocobenzyl dimethyl ammonium chlorides). Lưu ý rằng lúc này, tôm đang yếu, hạn chế sử dụng các chất diệt khuẩn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tôm.
- Sau khi diệt khuẩn từ 36 đến 48 giờ, dùng các vi sinh chủng Bacillus kết hợp với vi sinh Rhodobacter để tạo hệ vi sinh có lợi và ổn định môi trường nuôi.
![]() | ![]() |
Bacillus Subtilis và Rhodobacter là những dòng vi sinh mạnh mẽ chuyên xử lý môi trường và cung cấp lợi khuẩn cho ao nuôi
Bước 2: Trộn cho ăn
- Trong vòng 7 ngày đầu tiên: trộn cho ăn chế phẩm thảo dược HEPHATRA với liều dùng 20ml cho 1 kg thức ăn, cho ăn tất cả các cử trong ngày.
- Sau 7 ngày:
- Trộn chơ ăn chế phẩm thảo dược HEPHATRA với liều dùng 10ml cho 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày.
- Trộn cho ăn men tiêu hóa Immune Bio TT (với thành phần vách tế bào độc quyền có tác dụng chữa lành đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho tôm) với liều dùng 5g cho 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày.
- Trộn cho ăn dịch chiết Diệp Hạ Châu (với thành phần là Diệp Hạ Châu nguyên chất 100%, có tác dụng phục hồi và tăng cường chức năng gan tụy) với liều lượng 20ml cho 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày.
![]() | ![]() | ![]() |
Cốt lõi của phác đồ điều trị trên là giải quyết triệt để, bắt nguồn từ nguyên nhân gây bệnh, đó là các tác nhân như tảo độc, nấm mốc, Gregarines, Vermiform, EHP và nguyên nhân chính, là các chủng vi khuẩn Vibrio spp.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -
